Hướng dẫn kê khai, nộp thuế đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý tại Công văn 10812/CCTGV-TTHT?
- Hướng dẫn kê khai, nộp thuế TNCN, TNDN đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý?
- Hướng dẫn sử dụng hóa đơn khi kê khai, nộp thuế đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý thế nào?
- Một số lưu ý về xử phạt vi phạm hành chính trong việc kê khai, nộp thuế đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý?
Ngày 10/5/2024 Chi cục Thuế quận Gò Vấp có Công văn 10812/CCTGV-TTHT hướng dẫn về việc kê khai, nộp thuế đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Hướng dẫn kê khai, nộp thuế TNCN, TNDN đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý?
Căn cứ tại Mục I Công văn 10812/CCTGV-TTHT tại đây, hướng dẫn kê khai, nộp thuế TNCN, TNDN đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý như sau:
(1) Thuế TNCN
- Nguyên tắc khai thuế:
Hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
- Cách tính thuế GTGT:
Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT
Trong đó:
- Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý là 10%.
- Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giả thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
- Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
- Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đã quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.
Lưu ý:
Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý vừa có hoạt động kinh doanh mua bán các sản phẩm hàng hóa khác thì phải hạch toán riêng hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
- Hồ sơ khai thuế:
+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Tổ chức, doanh nghiệp gửi hồ sơ khai thuế qua hệ thống thuế điện tử: http://thuedientu.gdt.gov.vn.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
(2) Thuế TNDN:
- Nguyên tắc kê khai quyết toán thuế TNDN:
Người nộp thuế phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trưởng hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quỷ 04 đến ngày liền kể trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
- Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN:
+ Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu): Mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT- BTC (trường hợp kê khai theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng thì không phải khai quyết toán năm).
+ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với phương pháp doanh thu – chi phi): Mẫu số 03/TNDN và các phụ lục đính kèm ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Báo cáo tài chính năm và các phụ lục liên quan.
+ Tổ chức, doanh nghiệp gửi hồ sơ khai thuế qua Hệ thống thuế điện tử: http://thuedientu.gdt.gov.vn.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế:
Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
- Thời hạn nộp thuế:
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
Hướng dẫn kê khai, nộp thuế đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý tại Công văn 10812/CCTGV-TTHT? (Hình từ internet)
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn khi kê khai, nộp thuế đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý thế nào?
Căn cứ tại Mục II Công văn 10812/CCTGV-TTHT năm 2024, hướng dẫn sử dụng hóa đơn khi kê khai, nộp thuế đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý như sau:
- Khi bán hàng hóa, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Đối với lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, đá quý sử dụng hóa đơn bán hàng, áp dụng hình thức HĐĐT có mã khởi tạo từ máy tính tiền có kết nổi chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vàng, bạc, đá quý nếu mua vàng, bạc, đá quý của cá nhân không kinh doanh thì doanh nghiệp phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC. Doanh nghiệp, tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung Bảng kê đã lập.
Một số lưu ý về xử phạt vi phạm hành chính trong việc kê khai, nộp thuế đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý?
Căn cứ tại Mục III Công văn 10812/CCTGV-TTHT năm 2024, có nêu ra một số lưu ý về xử phạt vi phạm hành chính trong việc kê khai, nộp thuế đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý như sau:
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vàng, bạc, đá quý vi phạm quy định về việc lập hóa đơn (lập hóa đơn không đúng thời điểm, không lập hóa đơn), kê khai thiếu hoặc không kê khai doanh thu làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp thì bị xử phạt như sau:
- Đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Đối với hành vi không lập hóa đơn: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định.
- Doanh nghiệp, tổ chức có phát sinh hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý nhưng không thực hiện kê khai, nộp thuế thuộc hành vi trốn thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo điểm d khoản 2 Điều 138 Luật Quản lý thuế 2019.
Trường hợp trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên hoặc cá nhân có hành vi trốn thuế với số tiền dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ Luật hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?