Hướng dẫn lập định mức kinh tế kỹ thuật về lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như thế nào?
- Thành phần định mức lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm những gì?
- Hướng dẫn lập định mức kinh tế kỹ thuật về lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như thế nào?
- Định mức kinh tế kỹ thuật về lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định cụ thể như thế nào?
Thành phần định mức lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT có quy định thành phần, nội dung định mức lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm:
- Định mức lao động chi tiết là hao phí lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo nhóm công việc trong từng công đoạn như một lần vận hành, một lần quan trắc, một lần tuần tra, bảo vệ công trình thủy lợi hoặc công việc khác theo đúng quy trình, nội dung công việc và yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành;
- Định mức lao động tổng hợp là hao phí lao động cần thiết để quản lý, khai thác một công trình, một hệ thống công trình theo từng vụ và cả năm. Định mức lao động tổng hợp được tính toán trên cơ sở định mức lao động chi tiết;
- Thành phần, nội dung công việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kỹ thuật về quản lý, khai thác, vận hành, bảo dưỡng công trình do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành; các đặc thù hoạt động quản lý, khai thác, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong thực tiễn.
Hướng dẫn lập định mức kinh tế kỹ thuật về lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi? (hình từ Internet)
Hướng dẫn lập định mức kinh tế kỹ thuật về lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT có hướng dẫn lập định mức kinh tế kỹ thuật về lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như sau:
- Thống kê, tổng hợp phân loại công trình
+ Thống kê, tổng hợp số liệu công trình thủy lợi (đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, cống, hệ thống dẫn, chuyển nước, công trình trên kênh, máy đóng mở, công trình thủy lợi khác);
+ Phân loại, phân nhóm công trình: Sắp xếp phân loại và phân nhóm công trình theo tính năng và các thông số kỹ thuật.
- Phân chia quá trình lao động và phân loại lao động
Phân chia quá trình lao động thành 3 công đoạn:
+ Công đoạn 1: Công tác quản lý vận hành, khai thác công trình đầu mối (đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm);
+ Công đoạn 2: Công tác quản lý vận hành, khai thác hệ thống dẫn, chuyển nước, công trình điều tiết nước, phân phối nước và công trình khác;
+ Công đoạn 3: Công tác quản lý sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm các công việc như xác định khối lượng, lập, tổng hợp kế hoạch phân phối, triển khai kế hoạch; ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, đánh giá kế hoạch cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và công tác khác có liên quan.
Công đoạn 1 và 2 gồm các nhóm công việc chính là vận hành công trình; kiểm tra, quan trắc; bảo dưỡng công trình; kiểm tra, bảo vệ; các công việc khác sử dụng lao động của đơn vị khai thác công trình thủy lợi thực hiện. Nội dung, thành phần công việc của các công đoạn quản lý vận hành công trình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
- Lập định mức lao động chi tiết
Định mức lao động chi tiết xác định cho một hoặc một nhóm lao động có cấp bậc kỹ thuật cụ thể, trực tiếp thực hiện một bước công việc quản lý, vận hành theo từng nhóm công việc chính trong mỗi công đoạn, tính theo công thức:
- Tổng hợp định mức lao động chi tiết theo nhóm công việc chính trong từng công đoạn.
- Lập định mức lao động tổng hợp
Lập bảng tính toán, xác định hao phí lao động trực tiếp theo từng vụ hoặc cả năm. Bảng tổng hợp có thể tính riêng cho từng công trình, hệ thống công trình (theo số lượng các loại công trình trong hệ thống) hoặc tổng hợp theo từng tổ chức khai thác công trình thủy lợi (theo tổng số lượng công trình thủy lợi do tổ chức đang quản lý, khai thác).
- Rà soát, đánh giá kết quả tính toán hao phí lao động trực tiếp của đơn vị khai thác công trình thủy lợi với Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT.
Định mức kinh tế kỹ thuật về lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định cụ thể như thế nào?
Hiện nay định mức kinh tế kỹ thuật về lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
Xem toàn bộ Định mức kinh tế - kỹ thuật về lao động trực tiếp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi: tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT
Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 28/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?