Hướng dẫn quy trình tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ 14/6/2022?
Cách thức nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1100/QĐ-BKHĐT năm 2022 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về cách thức nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cụ thể là hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến. Cá nhân, tổ chức khi gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính ghi rõ địa chỉ gửi, địa chỉ nhận kết quả và tự chi trả cước phí theo quy định của đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích.
Hướng dẫn quy trình tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ 14/6/2022?
Khi giao dịch tiếp nhận hồ sơ, công chức, viên chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thực hiện kiểm tra hồ sơ như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1100/QĐ-BKHĐT năm 2022 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định như sau:
Khi giao dịch tiếp nhận hồ sơ, công chức, viên chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thực hiện kiểm tra hồ sơ như sau:
- Kiểm tra, xác thực tài khoản số của cá nhân, tổ chức thông qua số định danh cá nhân của công dân Việt Nam hoặc số hộ chiếu (hoặc số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế) của người nước ngoài và mã số của tổ chức theo quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản số, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hướng dẫn thực hiện hoặc tạo tài khoản cho cá nhân, tổ chức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của Bộ.
- Thực hiện kiểm tra dữ liệu điện tử của các thành phần hồ sơ thủ tục hành chính. Trường hợp thông tin, dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ điện tử có giá trị pháp lý của tổ chức, cá nhân đã được kết nối, chia sẻ giữa Cổng Dịch vụ công quốc gia với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ thì tổ chức, cá nhân không phải khai lại thông tin hoặc nộp lại hồ sơ, giấy tờ, tài liệu; kiểm tra và chuyển vào hồ sơ thủ tục hành chính điện tử cho tổ chức, cá nhân.
- Đối với thành phần hồ sơ là kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc phải số hóa theo quy định mà chưa có dữ liệu điện tử, công chức một cửa thực hiện sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, toàn vẹn, chính xác của các nội dung theo bản giấy. Ký số vào tài liệu đã được số hóa theo quy định trước khi chuyển hồ sơ đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
Thực hiện kiểm tra hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1100/QĐ-BKHĐT năm 2022 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về việc thực hiện kiểm tra hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cụ thể như sau:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thành phần, số lượng theo đúng các quy định tại Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ: Thực hiện tiếp nhận hồ sơ; số hóa hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; nhập thông tin vào Sổ theo dõi hồ sơ (theo mẫu số 06 tại Phụ lục) hoặc Phần mềm điện tử; lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu số 01 tại Phụ lục) và giao Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả có đầy đủ thông tin cho người nộp hồ sơ, hoặc gửi qua đường bưu chính (nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu chính), hoặc gửi vào tài khoản trực tuyến của cá nhân trên Cổng Dịch vụ công.
Mỗi hồ sơ thủ tục hành chính sau khi tiếp nhận sẽ được cấp một Mã số hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Quy chế này và ghi trong Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả. Tổ chức, cá nhân sử dụng Mã số hồ sơ để tra cứu tình trạng giải quyết thủ tục hành chính.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thành phần, số lượng theo quy định: Hướng dẫn cụ thể, đầy đủ, một lần (nếu có thể); lập Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (theo mẫu số 02 tại Phụ lục), giao ngay cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu chính (nếu hồ sơ gửi qua dịch vụ bưu chính), hoặc gửi vào tài khoản trực tuyến hoặc địa chỉ thư điện tử mà người nộp hồ sơ đã đăng ký. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả gửi Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đối với hồ sơ được nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công.
Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết: Hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu có văn bản trả lời hoặc hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi trực tuyến, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị, trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do hồ sơ không được tiếp nhận trong thời gian 01 ngày làm việc.
- Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được phân công giải quyết hồ sơ. Công chức nhập thông tin vào sổ theo dõi hồ sơ hoặc phần mềm điện tử và xử lý như sau:
+ Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay: Sau khi tiếp nhận, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả kiểm tra, nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ, chính xác, đủ điều kiện tiếp nhận thì không cần lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả nhưng phải gửi luôn cho công chức chuyên trách của các đơn vị chuyên môn thẩm định, giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức trong thời gian 01 ngày làm việc và cập nhật tình hình, kết quả giải quyết vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ.
+ Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết theo quy trình ISO hoặc theo quy định, công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; scan tài liệu và số hóa hồ sơ theo quy định; chuyển hồ sơ đến đơn vị chuyên môn để xử lý, và nhận kết quả giải quyết để chuyển trả cho cá nhân, tổ chức theo đúng thời hạn.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?