Hướng dẫn sử dụng cổng dịch vụ công TP Hồ Chí Minh để thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến?
Hướng dẫn sử dụng cổng dịch vụ công TP Hồ Chí Minh để thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến?
Cổng dịch vụ công TP Hồ Chí Minh thực hiện kết nối, cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc.
Cá nhân, tổ chức dễ dàng truy cập vào dịch vụ công TP Hồ Chí Minh tại địa chỉ duy nhất: “https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn” theo nhu cầu người dùng từ máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động được kết nối internet để hưởng nhiều lợi ích từ dịch vụ công TP Hồ Chí Minh.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1. Đăng ký, đăng nhập tài khoản
Người nộp hồ sơ truy cập vào dịch vụ công hồ chí minh tại địa chỉ dịch vụ công trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh (tên miền truy cập: https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn lựa chọn “đăng ký” và điền các thông tin theo hướng dẫn (lưu ý: phần * là bắt buộc nhập) để tạo lập tài khoản.
Cổng Dịch vụ công trực tuyến thông báo tài khoản truy nhập ban đầu qua thư điện tử (email) hoặc tin nhắn theo số điện thoại mà tổ chức, cá nhân đăng ký.
Tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản được cấp để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công; tổ chức, cá nhân có thể sửa đổi, bổ sung thông tin hồ sơ của tổ chức, cá nhân để đảm bảo tính an toàn, bảo mật.
Bước 2. Nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến
Sau khi đăng nhập vào hệ thống Cổng dịch vụ công (viết tắt là Hệ thống), người nộp hồ sơ tìm kiếm cơ quan để nộp hồ sơ, mức độ dịch vụ công, cấp thủ tục và chọn lĩnh vực hành chính cần thực hiện, sau đó nhấn “Tìm Kiếm”.
Sau đó tiến hành nộp hồ sơ như sau:
- Khai mẫu đơn, tờ khai trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn.
- Đăng tải các giấy tờ, tài liệu điện tử hợp lệ hoặc dẫn nguồn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân.
- Ký chữ ký số vào mẫu đơn, tờ khai, giấy tờ, tài liệu điện tử nếu có yêu cầu.
- Gửi hồ sơ theo hướng dẫn của hệ thống Cổng dịch vụ công.
Bước 3. Nhận kết quả hồ sơ trực tuyến
- Đối với hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, tổ chức, cá nhân đến Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã (sau đây gọi chung là Bộ phận một cửa các cấp) để nhận kết quả hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tiếp hoặc các kênh thanh toán khác theo quy định.
- Đối với hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hình thức trực tuyến thông qua thư điện tử, nhận trực tiếp tại Bộ phận một cửa các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích nếu có nhu cầu. Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) được thực hiện qua nền tảng thanh toán trực tuyến của tỉnh.
Bước 4. Tra cứu tình trạng hồ sơ nộp trực tuyến
Người nộp hồ sơ có thể tra cứu tình trạng hồ sơ bằng cách nhập mã số hồ sơ hoặc căn cước công dân/CMND trên Cổng dịch vụ công hồ chí minh và làm theo hướng dẫn của Hệ thống.
Kết quả tra cứu trình trạng hồ sơ, bao gồm những nội dung: Mã hồ sơ, thủ tục thực hiện, tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, ngày tiếp nhận, ngày hẹn trả, tình trạng xử lý của hồ sơ...
Hướng dẫn sử dụng cổng dịch vụ công TP Hồ Chí Minh để thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến? (Hình ảnh từ Internet)
Có những mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 42/2022/NĐ-CP thì cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ như sau:
- Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định trên.
Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật.
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào?
Các yêu cầu kỹ thuật cung cấp dịch vụ công trực tuyến được quy định tại Điều 14 Nghị định 42/2022/NĐ-CP như sau:
- Việc thiết kế, xây dựng, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tuân thủ các quy chuẩn, quy định kỹ thuật đối với các hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến và đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông.
- Hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng phải có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, an toàn, bảo mật, lấy tổ chức, cá nhân làm trung tâm.
- Sản phẩm phần mềm cung cấp dịch vụ công trực tuyến được triển khai dưới dạng các dịch vụ để dễ dàng nhân rộng và tùy biến, ít đòi hỏi năng lực công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?