Hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ theo Thông tư 55/2024 áp dụng từ 16 12?

Hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ theo Thông tư 55/2024 áp dụng từ 16 12?

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về có quy định về thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy như sau:

Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
2. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.

Theo đó, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ theo Thông tư 55/2024 áp dụng từ 16 12? (Hình từ internet)

Hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ theo Thông tư 55/2024 áp dụng từ 16 12? (Hình từ internet)

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ 16 12 có gì thay đổi?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-BCA được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 55/2024/TT-BCA có quy định về Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy như sau:

- Về hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 6, 7 và khoản 8 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 5 Điều 1, khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 4, điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 50/2024/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kể về phòng cháy và chữa cháy không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2018/TT-VPCP hoặc thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến và trả hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong CAND (sau đây viết gọn là Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ) , báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết, trừ trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.

- Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, bộ phận được phân công thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC phân công cán bộ thực hiện bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA hoặc trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

- Cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu hồ sơ đã tiếp nhận theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP với các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC và thực hiện các bước sau:

+ Dự thảo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế, văn bản thông báo nộp phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có), báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký trong trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu.

Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và điểm g mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA. Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến thì thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm b, c, d, đ mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA;

Trường hợp để xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký.

Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, e và điểm g mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA; Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến thì thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm b, c, e mục 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA;

+ Sau khi Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được duyệt, ký, thực hiện lấy số, đóng dấu văn bản theo quy định, đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC08 quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP.

+ Bàn giao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ được đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” và văn bản thông báo nộp phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có) hoặc văn bản trả lời kèm theo hồ sơ đã nộp trước đó cho bộ phận trả kết quả.

- Lập và lưu trữ hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ CAND.

Đối với tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” do chủ đầu tư nộp lại thì đơn vị, bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm lưu trữ để phục vụ khai thác khi kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

*Thông tư 55/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 16/12/2024.

Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình hiện nay thế nào?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình như sau:

Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình, hạng mục công trình (sau đây gọi chung là công trình) phải bảo đảm theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy với các nội dung sau:

- Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.

- Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.

- Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Lối, đường thoát nạn, thiết bị chiếu sáng, chỉ dẫn thoát nạn, báo tín hiệu; thông gió chống tụ khói; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.

- Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.

- Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sửa đổi đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo Nghị định 50? Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế PCCC bao gồm những gì?
Pháp luật
Hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ theo Thông tư 55/2024 áp dụng từ 16 12?
Pháp luật
Công trình nào phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt thiết kế phòng cháy chửa cháy?
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy PC07 mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cấp trung ương mới nhất 2024?
Pháp luật
Mẫu PC06 văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024 theo Nghị định 50 thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định mới nhất 2024?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy năm 2024 gồm những tài liệu gì?
Pháp luật
Đối tượng nào thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy năm 2024 theo Nghị định 50?
Pháp luật
Cải tạo công trình có phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy không? Không thẩm duyệt thì bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
534 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào