Hướng dẫn thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng như thế nào theo quy định mới nhất?
Hướng dẫn thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng như thế nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 07/2024/TT-TTCP quy định về nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng như sau:
- Nội dung quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng
+ Công tác xây dựng văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng;
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng.
- Thực hiện các quy định phòng ngừa tham nhũng
+ Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Xây dựng, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
+ Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;
+ Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn;
+ Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập
+ Tổ chức kê khai tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập;
+ Quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập; theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai;
+ Xác minh tài sản, thu nhập và công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập;
+ Bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập;
+ Xử lý người có hành vi vi phạm nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; vi phạm quy định thời hạn kê khai tài sản, thu nhập và vi phạm các quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập;
+ Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
- Phát hiện tham nhũng
+ Phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra;
+ Phát hiện tham nhũng qua công tác giải quyết phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;
+ Phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra.
- Xử lý tham nhũng
+ Xử lý người có hành vi tham nhũng;
+ Thu hồi tài sản tham nhũng;
+ Xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật phòng, chống tham nhũng.
- Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.
- Thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, báo cáo kiểm toán, các quyết định xử lý và việc chấp hành chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống tham nhũng.
Hướng dẫn thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng như thế nào theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ có quyền thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 07/2024/TT-TTCP quy định về thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của Thanh tra Bộ như sau:
Thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của Thanh tra Bộ
1. Thanh tra Bộ thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ.
2. Việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và Nghị định số 134/2021/NĐ-CP.
Theo đó, Thanh tra Bộ thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ.
Hành vi tham nhũng gồm các hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi tham nhũng bao gồm:
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Thông tư 07/2024/TT-TTCP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?