Hướng dẫn thử nghiệm khả năng chịu áp của các bộ phận trong bình chứa khí chữa cháy theo TCVN 12314-2:2022?

Cho tôi hỏi khi sản xuất bình chứa khí chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia thì việc thử nghiệm bình chứa khí chữa cháy sẽ được tiến hành như thế nào theo tiêu chuẩn? Trong trường hợp sử dụng kim loại dễ nóng chảy làm bộ cảm biến nhiệt thì phải thử nghiệm ra sao? Tôi cảm ơn!

Thử nghiệm rò khí đối với bình chứa khí chữa cháy theo tiêu chuẩn quốc gia như thế nào?

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy quy định về thử nghiệm rò khí bình chứa khí chữa cháy như sau:

"6.1 Thử nghiệm rò khí
Bình chứa khí chữa cháy và cụm van sau khi nạp khí phải được kiểm tra rò khí bằng cách ngâm trong bể nước thử có khả năng tăng nhiệt độ trong thời gian 60 min Thử bình khí tại mức nhiệt độ làm việc tối thiểu và nhiệt độ làm việc tối đa (từ 20÷50°C), yêu cầu không có bất kì sự rò khí nào trong quá trình thử nghiệm.
Cơ cấu kích hoạt phải được chốt an toàn trong quá trình thử nghiệm để đề phòng sự kích hoạt ngoài ý muốn trong quá trình thử nghiệm."

Thử nghiệm đối với bộ phận bình chứa khí chữa cháy theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 năm 2022?

Hướng dẫn thử nghiệm khả năng chịu áp của các bộ phận trong bình chứa khí chữa cháy theo TCVN 12314-2:2022?

Thử nghiệm khả năng chịu áp của các bộ phận trong bình chứa khí chữa cháy theo tiêu chuẩn quốc gia như thế nào?

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy quy định về thử nghiệm khả năng chịu áp của bộ phận trong bình chứa khí chữa cháy theo tiêu chuẩn quốc gia như sau:

- Thử nghiệm khả năng chịu áp vỏ bình

Bình chứa khí chữa cháy sau khi xả khí phải được thử nghiệm khả năng chịu áp bằng cách kết nối với hệ thống tăng áp bằng nước.

Tăng từ từ áp suất nước tương ứng với mức áp suất trong bảng dưới đây và giữ trong 5 min

- Thử nghiệm khả năng chịu áp và độ bền cụm van

+ Thử khả năng chịu áp

+ Cụm van ở vị trí đóng phải được nối qua đầu vào với nguồn cung cấp áp suất thủy lực thích hợp. Đóng tất cả các lỗ hở còn lại của cụm van bao gồm cả lỗ hở của van xả áp an toàn, trừ vị trí nối với đầu phun xả khí.

+ Tăng áp suất ở mức (0,2 ±0,1) MPa/s lên đến 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất của bình khí (Q).

+ Duy trì áp suất này trong khoảng thời gian 5÷6 min.

+ Cụm van không được chịu bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào khi được thử nghiệm, van xả áp an toàn có thể biến dạng nhưng không được vỡ.

+ Thử độ bền cụm van

Cụm van ở vị trí mở phải được nối qua đầu vào với nguồn cung cấp áp suất thủy lực thích hợp. Đóng tất cả các lỗ hở còn lại của cụm van bao gồm cả lỗ hở của van xả áp an toàn.

Tăng áp suất tới mức (0,2 ±0,1) MPa/s đến ba lần áp suất làm việc lớn nhất của bình khí (Q). Duy trì áp suất thử khoảng thời gian 5÷6 min.

Cụm van không được chịu bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào khi được thử nghiệm, van xả áp an toàn có thể biến dạng nhưng không được vỡ.

Thử nghiệm nhiệt độ làm việc bộ phận cảm biến nhiệt bình chứa khí chữa cháy như thế nào?

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy quy định về thử nghiệm nhiệt độ làm việc bộ phận cảm biến nhiệt bình chứa khí chữa cháy như sau:

- Trường hợp sử dụng kim loại dễ nóng chảy làm bộ cảm biến nhiệt: Đặt bộ phận cảm biến nhiệt trong bể nước, bắt đầu từ nhiệt độ làm việc danh nghĩa trừ đi 10°C, mỗi phút tăng lên 1°C, giá trị đo thực tế của nhiệt độ hoạt động của bộ cảm biến nhiệt phải nằm trong khoảng ±3% của nhiệt độ làm việc danh nghĩa.

- Trường hợp sử dụng bộ cảm biến nhiệt dạng bầu thuỷ tinh: Đặt bộ phận cảm biến nhiệt dạng bầu thủy tinh trong bể nước, và bắt đầu từ nhiệt độ làm việc danh nghĩa của bộ cảm biến nhiệt - 10°C, gia nhiệt với tốc độ 1°C /min, giá trị đo thực tế nhiệt độ làm việc của bộ cảm biến nhiệt phải nằm trong khoảng từ 95% đến 115% của nhiệt độ làm việc danh nghĩa.

Bình chứa khí chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ phận cảm biến nhiệt được lắp đặt ở đâu trên bình chứa khí chữa cháy? Nhiệt độ làm việc của bộ phận cảm biến nhiệt?
Pháp luật
Kiểm tra, bảo dưỡng bình khí chữa cháy tự động kích hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022?
Pháp luật
Hướng dẫn thử nghiệm khả năng chịu áp của các bộ phận trong bình chứa khí chữa cháy theo TCVN 12314-2:2022?
Pháp luật
Lắp đặt bình chứa khí chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu nào theo TCVN 12314-2:2022? Áp suất làm việc lớn nhất của bình chứa khí chữa cháy là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình chứa khí chữa cháy
1,111 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình chứa khí chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình chứa khí chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào