Hướng dẫn thu Quỹ phòng, chống thiên tai 2022 tại TP.HCM? Mức thu Quỹ phòng, chống thiên tai 2022 là bao nhiêu?
Có bao nhiêu loại quỹ phòng chống thiên tai?
Căn cứ vào Điều 10 Luật Phòng chống thiên tai 2013 một số quy định được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 7 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:
Quỹ phòng, chống thiên tai
1. Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;
b) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.
3. Quỹ phòng, chống thiên tai được sử dụng để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai và ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai;
b) Hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học;
c) Xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai.
4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mức đóng góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai.
Theo đó, quỹ phòng chống thiên tai gồm có 02 loại là quỹ phòng chống thiên tai trung ương và quỹ phòng chống thiên tai địa phương.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nộp 33.000 đồng/người/năm vào quỹ phòng chống thiên tai?
Đối tượng và mức thu quỹ phòng chống thiên tai tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 được quy định thế nào?
Căn cứ vào Mục 1 Công văn 05/BCH-PCTT năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể, lực lượng vũ trang Thành phố
Triển khai thu Quỹ Phòng, chống thiên tại Thành phố năm 2022 của cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo định mức (33.000 đồng/người/năm). Số tiền thu được chuyển vào tài khoản của Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố theo thông tin chi tiết sau:
- Đơn vị nhận tiền: Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố.
- Số tài khoản: 3743.0,1008143.92999 tại Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nộp Quỹ: trước ngày 31 tháng 7 năm 2022.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nộp 33.000 đồng/người/năm vào quỹ phòng chống thiên tai.
Doanh nghiệp hoạt động đầu tư kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng quỹ phòng chống thiên tai bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào Mục 2 Công văn 05/BCH-PCTT năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
2. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện
a) Triển khai thu Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố năm 2022 của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý (33.000 đồng/người/năm); đồng thời, thông báo cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn có trách nhiệm nộp Quỹ theo dịnh mức được quy định (0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng) và các cá nhân, người lao động do mình quản lý (75.000 đồng/người/năm đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ; 85.000 đồng/người/năm đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thủ Đức và các quận - huyện còn lại), chuyển vào tài khoản của Quỹ ở thành phố Thủ Đức và quận - huyện do Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn trực thuộc thu tiền đóng góp Quỹ Phòng, chống thiên tai của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý (33.000 đồng/người/năm) và đối tượng lao động khác (ngoài các đối tượng nêu trên) trên địa bàn theo định mức là 10.000 đồng/người/năm và chuyển vào tài khoản Quỹ của thành phố Thủ Đức và quận - huyện do Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền. Việc thu bằng tiền mặt phải có chứng từ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
c) Sau khi phân bổ theo số tiền thu Quỹ theo nội dung tại khoản 2 Mục IV Kế hoạch số 2007/KH-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố; số tiền còn lại thu được chuyển vào tài khoản của Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố theo thông tin chi tiết sau:
- Đơn vị nhận tiền: Quý Phòng, chống thiên tai Thành phố.
- Số tài khoản: 3743.0.1008143.92999 tại Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nộp Quỹ:
+ Đối với cá nhân nộp một lần trước 31 tháng 7 năm 2022;
+ Đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn Thành phố (doanh nghiệp) nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước 31 tháng 7 năm 2022, số còn lại nộp trước 30 tháng 11 năm 2022.
Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động đầu tư kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nộp quỹ phòng chống thiên tai tại Thành phố Hồ Chí Minh theo mức 0.02% tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?