Hướng dẫn thủ tục đòi lại đất trong trường hợp chồng tự ý bán đất để lấy tiền phục vụ mục đích riêng?
Quyền định đoạt đối với tài sản chung của vợ chồng? Vợ có quyền đòi lại đất hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
“Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình 2014 được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng theo đó:
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về các trường hợp định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng bao gồm:
+ Bất động sản
+ Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng như sau:
“Điều 31. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.”
Theo đó, từ những quy định trên có thể thấy, vợ chồng bình đẳng với nhau trong quyền, nghĩa vụ đối với tài sản chung, việc định đoạt tài sản chung phải do vợ chồng thỏa thuận và phải được lập thành văn bản đối với trường hợp về bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Theo đó, việc người chồng tự ý bán nhà đất mà không có sự đồng ý của người vợ là trái với quy định của pháp luật.
Hướng dẫn thủ tục đòi lại đất trong trường hợp chồng tự ý bán đất để lấy tiền phục vụ mục đích riêng?
Hợp đồng giao dịch tài sản chung sẽ vô hiệu khi không có sự đồng ý của vợ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng theo đó:
Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Theo đó, sau khi bạn tiến hành các thủ tục đòi lại đất, Toàn án sẽ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau đã nhận: Chồng của bạn sẽ hoàn trả tiền đã nhận và bên mua nhà, đất sẽ hoàn trả lại nhà đất cho gia đình bạn.
Hướng dẫn thủ tục cần tiến hành để đòi lại đất?
Vì trong trường hợp này, hành vi của chồng bạn là hành vi vi phạm pháp luật và giao dịch mua bán nhà đất của chồng bạn sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Do đó, bạn cần tiến hành các thủ tục sau để đòi lại nhà, đất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất của chồng bạn là vô hiệu
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hai vợ chồng, giấy đăng ký kết hơn, hợp đồng mua bán đất,…
+ Bản photo có công chứng các giấy tờ tùy thân: CCCD, CMND, sổ hộ khẩu,…
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Tòa án để giải quyết
Bạn cần nộp hồ sơ lên tòa án tại nơi của tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất của chồng bạn
Bước 3: Đóng phí và chờ giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có quyền đòi lại nhà đất và cần thực hiện các thủ tục như bên trên để tiến hành đòi lại nhà đất. Sau khi đòi lại nhà đất bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận phân chia tài sản nếu có nhu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?