Hướng dẫn thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu?
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc đóng ghép khi thực hiện thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu?
- Hướng dẫn thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Hải quan 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan như sau:
“Điều 10. Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan
1. Đối với công chức hải quan:
a) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
c) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
d) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:
a) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Gian lận thương mại, gian lận thuế;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
e) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
g) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.”
Theo đó, công chức hải quan và những đối tượng có liên quan khác bị cấm thực hiên những hành vi được nêu bên trên.
Nguyên tắc đóng ghép khi thực hiện thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 1 Mục II Công văn 10169/BTC-TCHQ năm 2015 hướng dẫn về nguyên tắc đóng ghép khi thực hiện thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu như sau:
“II. Hướng dẫn thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa quy định tại điểm b.4 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hoặc hàng hóa quy định tại điểm b.3 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC
1. Nguyên tắc đóng ghép
Hàng hóa quy định tại điểm b.4 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (dưới đây gọi hàng nhập khẩu) hoặc hàng hóa quy định tại điểm b.3 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (dưới đây gọi hàng xuất khẩu) và hàng hóa quá cảnh đóng ghép chung container phải thỏa mãn các điều kiện:
a) Phải được đóng gói riêng biệt (kiện, thùng, bao bì...) để phân biệt hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng nhập khẩu; và hàng quá cảnh đóng ghép với hàng xuất khẩu trong trường hợp hàng đóng ghép được chia tách nhiều lần, đảm bảo công tác giám sát, quản lý của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng liên quan;
b) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; trừ hàng hóa quá cảnh phải có giấy phép quá cảnh theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 242 Luật Thương mại;
c) Phải có cùng điểm đích vận chuyển, cụ thể:
c.1) Trường hợp hàng nhập khẩu: phải có cùng cửa khẩu nhập hoặc cảng đích ghi trên vận đơn với hàng quá cảnh hoặc địa điểm thu gom hàng lẻ, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (ICD) hoặc kho hàng không kéo dài;
c.2) Trường hợp hàng xuất khẩu: hàng xuất khẩu khi đóng ghép với hàng quá cảnh phải có cùng cửa khẩu xuất với hàng quá cảnh; cửa khẩu xuất phải là cửa khẩu quốc tế theo quy định hiện hành.
d) Chỉ được đóng ghép chung trong một container hoặc một xe chuyên dụng hoặc một toa xe lửa.”
Theo đó, hàng hóa quy định tại điểm b.4 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (dưới đây gọi hàng nhập khẩu) hoặc hàng hóa quy định tại điểm b.3 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (dưới đây gọi hàng xuất khẩu) và hàng hóa quá cảnh đóng ghép chung container phải thỏa mãn các điều kiện:
- Phải được đóng gói riêng biệt (kiện, thùng, bao bì...) để phân biệt hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng nhập khẩu; và hàng quá cảnh đóng ghép với hàng xuất khẩu trong trường hợp hàng đóng ghép được chia tách nhiều lần, đảm bảo công tác giám sát, quản lý của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng liên quan;
- Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; trừ hàng hóa quá cảnh phải có giấy phép quá cảnh theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 242 Luật Thương mại;
- Phải có cùng điểm đích vận chuyển.
Hướng dẫn thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu? (Hình từ internet)
Hướng dẫn thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 Mục II Công văn 10169/BTC-TCHQ năm 2015 hướng dẫn cụ thể khi thực hiện thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu như sau:
“II. Hướng dẫn thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa quy định tại điểm b.4 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hoặc hàng hóa quy định tại điểm b.3 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC
…
2. Hướng dẫn cụ thể:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Gửi cơ quan Hải quan, văn bản đề nghị đóng ghép hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với hàng quá cảnh quy định tại khoản 1 Mục này;
a.2) Trường hợp được cơ quan Hải quan chấp nhận, khai báo tờ khai vận chuyển độc lập theo hướng dẫn tại Mục I công văn này, Trường hợp hàng quá cảnh đóng ghép với hàng xuất khẩu và thực xuất tại cùng cửa khẩu (xuất cả container đã đóng ghép, không chia tách) thì khai trên 01 tờ khai vận chuyển độc lập;
a.3) Tiêu chí “Ghi chú 2” ghi số tờ khai vận chuyển độc lập của hàng hóa đã đóng ghép.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
b.1) Tiếp nhận và kiểm tra các điều kiện đóng ghép quy định tại khoản 1 Mục này:
b.1.1) Trường hợp không phù hợp: không chấp nhận việc đóng ghép, hoặc hướng dẫn bổ sung;
b.1.2) Trường hợp phù hợp: phê duyệt văn bản đề nghị đóng ghép; giám sát việc chia tách, đóng ghép và thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 Mục I công văn này;
b.2) Ghi cùng 01 số hiệu niêm phong hải quan trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, hoặc trên Bản kê hàng hóa (nếu có) cửa hàng quá cảnh và hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu đóng ghép.
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
c.1) Thực hiện các công việc theo hướng dẫn tại điểm c khoản 3 Mục I, công văn này;
c.2) Kiểm tra tờ khai vận chuyển độc lập được ghi tại tiêu chí “Ghi chú 2” trên tờ khai vận chuyển độc lập đóng ghép để xác nhận 02 tờ khai trên hệ thống theo quy định.”
Như vậy, người khai hải quan khi thực hiện thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa quy định tại điểm b.4 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hoặc hàng hóa quy định tại điểm b.3 khoản 1 Điều 50 Thông tư số 38/2015/TT-BTC cần phải đảm bảo:
- Gửi cơ quan Hải quan, văn bản đề nghị đóng ghép hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với hàng quá cảnh quy định tại khoản 1 Mục này;
- Trường hợp được cơ quan Hải quan chấp nhận, khai báo tờ khai vận chuyển độc lập theo hướng dẫn tại Mục I công văn này, Trường hợp hàng quá cảnh đóng ghép với hàng xuất khẩu và thực xuất tại cùng cửa khẩu (xuất cả container đã đóng ghép, không chia tách) thì khai trên 01 tờ khai vận chuyển độc lập;
- Tiêu chí “Ghi chú 2” ghi số tờ khai vận chuyển độc lập của hàng hóa đã đóng ghép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?