Hướng dẫn thủ tục ủy quyền rút BHXH một lần? Điền Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục rút BHXH một lần như thế nào thì chính xác?
Thủ tục ủy quyền rút BHXH một lần được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục ủy quyền rút BHXH một lần như sau:
Bước 1: Lập văn bản ủy quyền.
Bước 2: Chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền tại cơ quan có thẩm quyền:
Cơ quan thực hiện chứng thực chữ ký gồm có:
- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
Bước 3: Các bên ký tên vào giấy ủy quyền trước người có thẩm quyền.
Bước 4: Người thực hiện chứng thực ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực.
Hướng dẫn thủ tục ủy quyền rút BHXH một lần? Điền Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục lãnh BHXH một lần như thế nào thì chính xác? (Hình từ Internet)
Thủ tục rút BHXH một lần lần thông qua người ủy quyền như thế nào?
Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 hướng dẫn thủ tục lãnh BHXH một lần thông qua người ủy quyền được thực hiện như sau:
Bước 1: Người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi người lao động có nhu cầu nhận BHXH một lần đang cư trú.
Bước 2: Chờ cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết chế độ BHXH một lần.
Hồ sơ đề nghị rút BHXH một lần thông qua người ủy quyền gồm những gì?
Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 hướng dẫn hồ sơ rút BHXH một lần thông qua người ủy quyền bao gồm:
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục lãnh BHXH một lần theo mẫu 13-HSB, xuất trình thêm Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh.
Tải Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục lãnh BHXH một lần: tại đây.
- Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội.
- Bản chính Đơn đề nghị rút BHXH một lần theo mẫu số 14-HSB.
- Trường hợp người lao động ra nước ngoài để định cư: Chuẩn bị thêm bản sao Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực/công chứng của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu nước ngoài cấp.
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài cấp, trong đó có xác nhận về việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư.
+ Giấy tờ xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài cấp.
- Trường hợp người lao động bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Chuẩn bị thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án; nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm sức khỏe từ 81% trở lên của Hội đồng giám định y khoa, trong đó thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.
- Trường hợp thanh toán phí giám đinh y khoa: Chuẩn bị thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định (bản chính).
- Trường hợp người lao động có thời gian phục vụ trong Quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà không được thể hiện đầy đủ tại mã sổ BHXH: Chuẩn bị thêm bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu Mẫu số 04B - HBQP ban hành kèm theo Thông tư 136/2020/TT-BQP.
Tải Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Tại đây.
Điền Giấy ủy quyền rút lãnh BHXH một lần như thế nào thì chính xác?
Căn cứ tại Mẫu số 13-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 hướng dẫn cách ghi giấy ủy quyền rút lãnh BHXH một lần như sau:
- (1) Ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố); trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố).
- (2) Ghi rõ nội dung ủy quyền như: Làm loại thủ tục gì; nhận hồ sơ hưởng BHXH (bao gồm cả thẻ BHYT) nếu có; Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì; đổi thẻ BHYT, thanh toán BHYT, đổi sổ BHXH, điều chỉnh mức hưởng hoặc chế độ gì...
Nếu nội dung ủy quyền bao gồm cả làm đơn thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn, trường hợp ủy quyền cho thực hiện toàn bộ thủ tục (bao gồm cả làm đơn, nộp, nhận hồ sơ, nhận tiền) thì phải ghi thật cụ thể.
- (3) Thời hạn ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm; trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
- (4) Chứng thực chữ ký của người ủy quyền: Là chứng thực chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền).
Lưu ý:
- Giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp người được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung cam kết thì ngoài việc phải bồi thường số tiền đã nhận không đúng quy định thì tùy theo hậu quả còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính hoặc hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?