Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2022-2023?
Công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong năm học 2022-2023 được hướng dẫn như thế nào?
Theo mục 1 Phần B Công văn 4268/BGDĐT-GDTC năm 2022 hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong năm học 2022-2023 như sau:
B. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
I. CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT, HOẠT ĐỘNG THỂ THAO
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường; Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực HSSV.
2. Tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình môn học Giáo dục thể chất (GDTC), bố trí thời gian hợp lý, khoa học góp phần nâng cao chất lượng giờ học; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và cách đánh giá tạo hứng thú, yêu thích môn học, không gây áp lực cho HSSV; tăng cường công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, các chương trình, dự án nhằm phát triển công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học.
3. Tổ chức các hoạt động thể thao gắn liền với nội dung môn học GDTC, đa dạng hóa các hình thức vận động, khuyến khích HSSV tích cực, chủ động tham gia rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất; duy trì việc tập luyện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạy các bài tập phát triển kỹ năng tự vệ, kỹ năng an toàn... cho HSSV; đẩy mạnh việc thành lập và duy trì nền nếp, nâng cao hiệu quả và mở rộng không gian hoạt động của câu lạc bộ thể thao trong các cơ sở giáo dục; tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp trường, cụm trường, cấp toàn ngành cho HSSV, thành lập đội tuyển thể thao tham gia các giải thi đấu thể thao các cấp và cử HSSV tham gia các sự kiện thể thao của khu vực, châu lục, thế giới (kèm theo Phụ lục các hoạt động thể thao HSSV).
4. Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy và học cho đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục.
5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong đổi mới dạy học và triển khai công tác GDTC, HĐTT; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe trẻ em, HSSV; xây dựng và khai thác hiệu quả kho học liệu số trong hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động vận động của học sinh.
6. Rà soát và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị dành cho GDTC, HĐTT trong các cơ sở giáo dục; xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan quản lý về thể thao tại địa phương trong việc hỗ trợ sử dụng các công trình thể thao trên địa bàn cho HSSV được tập luyện, thi đấu.
Như vậy, công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong năm học 2022-2023 được Bộ GDĐT hướng dẫn như trên.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y trường học năm học 2022-2023? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn công tác y tế trường học năm học 2022-2023
Theo mục 2 Phần B Công văn 4268/BGDĐT-GDTC năm 2022 hướng dẫn công tác y tế trường học năm học 2022-2023 như sau:
II. CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
1. Phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong trường học
a) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch COVID-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan có thẩm quyền và hướng dẫn của ngành Y tế về công tác phòng chống dịch COVID-19. Không chủ quan, lơi lỏng; chủ động nắm chắc tình hình, dự báo dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp để xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ em, HSSV, cán bộ, nhà giáo và sẵn sàng ứng phó với tác động tiêu cực của dịch đối với ngành Giáo dục.
b) Tăng cường công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch tiêm chủng phòng dịch COVID-19 cho trẻ em, HSSV.
c) Xây dựng kế hoạch và phối hợp với ngành Y tế tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn trẻ em, HSSV kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân, phòng chống dịch COVID-19, các loại dịch bệnh khác như: sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Sởi, Rubella, Cúm A, Đậu mùa khỉ,...và các bệnh không lây nhiễm trong trường học.
d) Triển khai, sử dụng hiệu quả các tài liệu truyền thông nâng cao năng lực về phòng, chống dịch bệnh và công tác y tế trường học ban hành kèm theo Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 23/02/2022 và Quyết định số 3822/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2020 của Bộ GDĐT. Tăng cường trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, theo dõi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh và có nguy cơ về sức khỏe trong trường học.
2. Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên y tế trường học
a) Các Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025. Hoàn thành việc rà soát, sắp xếp đội ngũ nhân viên y tế trường học chuyên trách đối với các cơ sở giáo dục thuộc nhóm ưu tiên theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch, triển khai kiện toàn và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế trường học (chuyên trách và kiêm nhiệm) theo Chương trình bồi dưỡng do Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về công tác y tế trường học, phòng chống dịch bệnh, các bệnh không lây nhiễm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học.
b) Các Đại học, Học viện, trường Đại học, trường Cao đẳng sư phạm
- Rà soát, kiện toàn cơ sở vật chất, nhân sự nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ quy định tại Thông tư số 33/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Chủ động phối hợp với y tế địa phương tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác y tế trường học, phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm cho nhân viên y tế trường học, cán bộ, giảng viên và sinh viên.
c) Tiếp tục thực hiện các quy định, hướng dẫn về công tác y tế trường học
- Triển khai thực hiện Quyết định số 4659/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2021 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch thực hiện “Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025”; Quyết định số 945/QĐ-BGDĐT ngày 06/4/2022 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 716/KH-BGDĐT ngày 28/6/2022 của Bộ GDĐT về thông tin, tuyên truyền Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, HSSV để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025. Các Sở GDĐT chỉ đạo tổ chức thực hiện thí điểm, nhân rộng mô hình Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường các hoạt động vận động thể lực phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương; triển khai, sử dụng hiệu quả tài liệu Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 2195/QĐ-BGDĐT ngày 10/8/2022 của Bộ GDĐT.
- Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm Xã hội các cấp tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện Bảo hiểm y tế (BHYT) HSSV, bảo đảm quyền lợi được chăm sóc sức khỏe ban đầu của HSSV trong trường học, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT.
Các hoạt động thể thao trong năm học 2022-2023?
Theo Phụ lục Ban hành Kèm theo Công văn 4268/BGDĐT-GDTC các hoạt động thể thao năm học 2022-2023 gồm:
I.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO HỌC SINH, SINH VIÊN
+ Festival học sinh phổ thông toàn quốc năm 2023
+ Giải Điền kinh học sinh phổ thông toàn quốc
+ Giải Bơi học sinh phổ thông toàn quốc
+ Giải Vovinam học sinh phổ thông toàn quốc
+ Giải Cầu lông học sinh phổ thông toàn quốc
+ Giải Cờ vua học sinh toàn quốc
+ Giải Bóng rổ 3x3 và 5x5 học sinh toàn quốc
+ Giải bóng đá học sinh toàn quốc
+ Hội thi Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc năm 2023
+ Giải chạy dành cho học sinh, sinh viên “S-Race 2023”
+ Giải Bóng đá sinh viên toàn quốc - SV Champions League năm 2023
+ Giải Bóng rổ sinh viên toàn quốc
+ Giải Bơi, Điền kinh sinh viên toàn quốc
II. HOẠT ĐỘNG THỂ THAO QUỐC TẾ
+ Tham gia Đại hội Thể thao sinh viên thế giới
+ Đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á năm 2023 tại Việt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?