Hướng dẫn tra cứu thông tin văn bằng tốt nghiệp THPT từ năm 2018 như thế nào? Đường link tra cứu thông tin văn bằng tốt nghiệp?
- Hướng dẫn tra cứu thông tin văn bằng tốt nghiệp THPT từ năm 2018 như thế nào? Đường link tra cứu thông tin văn bằng tốt nghiệp?
- Mục tiêu đến năm 2025, hơn 50% cơ sở giáo dục đại học sẽ cung cấp bằng đại học trực tuyến?
- Kinh phí thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo" như thế nào?
Hướng dẫn tra cứu thông tin văn bằng tốt nghiệp THPT từ năm 2018 như thế nào? Đường link tra cứu thông tin văn bằng tốt nghiệp?
Vừa qua, Sở giáo dục đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn 2308/SGDĐT-KTKĐ về hướng dẫn tra cứu thông tin văn bằng tốt nghiệp THPT từ năm 2018 Tải
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện cập nhật thông tin thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2018 và đã được Trung tâm Công nhận văn bằng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt thông tin đầy đủ và chính xác, do đó các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm kiếm, xác thực thông tin văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 và những năm sau vui lòng truy cập:
Hệ thống tra cứu văn bằng chứng chỉ của Trung tâm Công nhận văn bằng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ: http://truyxuatvanbang.naric.edu.vn/, điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu như sau:
- Đơn vị cấp bằng: Sở Giáo dục và Đào tạo Hồ Chí Minh
- Số hiệu bằng;
- Số vào sổ cấp bằng;
- Họ và tên cần tra cứu;
- Gõ xác nhận rồi thực hiện tìm kiếm để tra cứu kết quả.
Hướng dẫn tra cứu thông tin văn bằng tốt nghiệp THPT từ năm 2018 như thế nào? Đường link tra cứu thông tin văn bằng tốt nghiệp? (Hình từ Internet)
Mục tiêu đến năm 2025, hơn 50% cơ sở giáo dục đại học sẽ cung cấp bằng đại học trực tuyến?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2022 có nêu rõ mục tiêu Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” như sau:
2. Mục tiêu đến năm 2025
a) Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học
- Về tiếp cận giáo dục trực tuyến: 50% học sinh, mỗi sinh viên và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.
- Về môi trường giáo dục trực tuyến
+ Hình thành một số nền tảng dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước, được trên 50% học sinh, sinh viên sử dụng;
+ Hình thành kho học liệu trực tuyến quốc gia đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông;
+ Hơn 50% cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến.
- Về quy mô hoạt động giáo dục trực tuyến
+ Tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 5% ở bậc tiểu học, 10% ở bậc trung học;
+ Tỉ trọng lớp học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học đạt trung bình 20%;
+ Trong số người học lấy văn bằng đại học thứ hai, có ít nhất 50% theo học hình thức trực tuyến (với thời lượng trực tuyến chiếm hơn 50%).
b) Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và các cơ sở giáo dục
- Về quản trị nhà trường: 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó:
+ 100% người học, 100% nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ số với định danh thống nhất toàn quốc;
+ 80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số.
- Về quản lý giáo dục: Hệ thống thông tin quản lý toàn ngành giáo dục được thiết lập và vận hành hiệu quả, trong đó:
+ Cơ sở dữ liệu toàn ngành được hoàn thiện, kết nối thông suốt với tất cả các cơ sở giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, tin cậy và kịp thời; được kết nối và chia sẻ hiệu quả với các cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Các cơ quan quản lý giáo dục từ trung ương tới các địa phương được vận hành chủ yếu dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp sở; 80% hồ sơ công việc tại cấp phòng được giao dịch và giải quyết trên môi trường số (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
- Về dịch vụ hỗ trợ người học, người dân
+100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (hoặc mức độ 3 nếu không phát sinh thanh toán);
+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%;
+ Tỷ lệ người học, phụ huynh hài lòng về chất lượng dịch vụ trực tuyến của các cơ sở giáo dục đạt trung bình 80%;
+ Tỷ lệ tổ chức, cá nhân hài lòng về chất lượng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan quản lý giáo dục đạt trung bình 80%.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, hơn 50% cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến.
Kinh phí thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo" như thế nào?
Căn cứ tại Mục 4 Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2022 có nêu rõ kinh phí thực hiện đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo" như sau:
- Bảo đảm tiết kiệm, minh bạch, đúng pháp luật, chống tiêu cực, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm cho các bộ, ngành, địa phương theo quy định để thực hiện các chương trình, dự án nhằm triển khai Đề án; kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị thuộc đối tượng tham gia Đề án.
- Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
- Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ của Đề án theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, đối tác công tư, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?