Hướng dẫn triển khai kế hoạch giáo dục đối với lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022?
- Chương trình môn Lịch sử và Địa lý dành cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 được triển khai như thế nào?
- Chương trình môn Khoa học tự nhiên dành cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 được thực hiện như thế nào?
- Chương trình môn Tin học và Ngoại ngữ 1 dành cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 được thực hiện như thế nào?
- Các hình thức đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm 2022-2023 như thế nào?
Chương trình môn Lịch sử và Địa lý dành cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 được triển khai như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định về môn Lịch sử và Địa lí dành cho lớp 6, lớp 7 như sau:
- Chương trình môn Lịch sử và Địa lí bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử. Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường, Phòng GDĐT, Sở GDĐT cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.
- Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kì. Đối với các chủ đề chung ở lớp 7, hiệu trưởng phân công giáo viên có năng lực chuyên môn phù hợp để dạy học chủ đề chung.
- Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng bao gồm nội dung phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí theo tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của mỗi phân môn và chủ đề chung đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Giáo viên được phân công dạy học chủ đề chung, chịu trách nhiệm việc kiểm tra, đánh giá chủ đề chung (gồm đánh giá thường xuyên và định kì).
Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào Chương trình lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022?
Chương trình môn Khoa học tự nhiên dành cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định về môn Khoa học tự nhiên cho lớp 6, lớp 7 như sau:
- Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên. Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học các chủ đề hoặc toàn bộ chương trình môn học.
- Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng phù hợp với logic sắp xếp các chủ đề của chương trình môn học và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường.
- Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì được thực hiện trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, bảo đảm tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
Chương trình môn Tin học và Ngoại ngữ 1 dành cho lớp 6, lớp 7 năm học 2022-2023 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định về môn Tin học và Ngoại ngữ 1 dành cho lớp 6, lớp 7 như sau:
Tổ chức dạy học môn Tin học, Ngoại ngữ 1 theo Chương trình GDPT 2018 đối với những học sinh có khả năng học tập và phù hợp với điều kiện tổ chức thực hiện của nhà trường. Đối với các trường chưa thực hiện dạy môn Tin học, Ngoại ngữ 1 theo Chương trình GDPT 2018, ti ếp tục thực hiện môn Tin học, Ngoại ngữ 1 theo Chương trình GDPT 2006, trong đó lưu ý tăng cường các nội dung bổ trợ theo Chương trình GDPT 2018 để chuẩn bị cho học sinh học các môn học này theo Chương trình GDPT 2018 ở cấp trung học phổ thông.
Các hình thức đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm 2022-2023 như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định các hình thức đánh giá như sau:
“Điều 5. Hình thức đánh giá
1. Đánh giá bằng nhận xét
a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học viên trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên.
b) Học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
c) Cha mẹ học viên hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học viên cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của viên.
d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học viên được sử dụng trong đánh giá thường xuyên thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên phù hợp với đặc thù của môn học.
2. Đánh giá bằng điểm số
a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên.
b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên phù hợp với đặc thù của môn học.
3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục thường xuyên; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.”
Theo đó, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?