Hướng dẫn trình tự, thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch từ 08/8/2022?
Quy định về bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch quy định về bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cụ thể như sau:
(1) Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch phải được bảo trì theo trình tự, quy trình, kế hoạch và tiêu chuẩn, định mức nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.
(2) Việc xác định chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí bảo trì công trình xây dựng.
(3) Chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch trong kỳ kế toán của đơn vị cấp nước theo quy định của pháp luật kế toán, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan.
Trường hợp tài sản được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này tại các địa bàn mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá bán nước sinh hoạt thấp hơn giá thành sản xuất để khuyến khích người dân sử dụng nước sạch thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể để xem xét, quyết định bố trí kinh phí bảo trì tài sản từ ngân sách nhà nước. Việc bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
(4) Đối với tài sản trong thời gian cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản mà tổ chức thuê quyền khai thác, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác có nghĩa vụ thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng ký kết thì việc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do tổ chức được thuê quyền khai thác hoặc được nhận chuyển nhượng quyền khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan.
(5) Đối với tài sản giao cho doanh nghiệp có vốn nhà nước quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì việc bảo trì tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất, kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan.
Hướng dẫn trình tự, thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch từ 08/8/2022?
Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch?
Đối với quy định về trình tự, thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thì tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch quy định cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước:
- Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá bảo trì và khối lượng công việc cần thực hiện; cơ quan, đơn vị, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch được giao quản lý tài sản lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản (trừ trường hợp bảo trì tài sản tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này), báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.
- Trên cơ sở quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan, người có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán ngân sách nhà nước về công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cho cơ quan, đơn vị, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch được giao quản lý tài sản.
- Cơ quan, đơn vị, cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước về công tác bảo trì tài sản theo quy định của pháp luật.
Việc lựa chọn, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được thực hiện thế nào?
Đối với quy định về trình tự, thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thì tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch quy định như sau:
Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản trung hạn 03 năm và 05 năm trong kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 05 năm thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Việc lựa chọn đơn vị thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan; trừ trường hợp Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc giao việc bảo trì cho nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật.
Việc thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
Nghị định 43/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?