Hướng dẫn về căn cứ xác định thiệt hại để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa vào tài liệu như thế nào?
Hướng dẫn về căn cứ xác định thiệt hại để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa vào tài liệu như thế nào?
Căn cứ tại Câu 10 Công văn 443/VKSTC-V9 năm 2023 hướng dẫn như sau:
Tình huống 1.
A tố giác B có hành vi gây thương tích cho A, trong quá trình thụ lý, giải quyết tin báo, Cơ quan điều tra không trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật mà căn cứ vào Giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện và lời khai của các nhân chứng, xác định B không có hành vi gây thương tích cho A và ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
A khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu B bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Tòa án không trưng cầu giám định thương tích của A mà căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra để bác yêu cầu khởi kiện của A.
Tình huống 2:
A cho rằng B có hành vi san lấp mặt bằng làm nước không có lối thoát dẫn đến hậu quả làm các cây trồng lâu năm trong vườn của A bị ngập, úng nước và chết. A khởi kiện yêu cầu B bồi thường thiệt hại do hành vi trên gây ra.
Tòa án không trưng cầu cơ quan chuyên môn kết luận nguyên nhân dẫn đến cây trồng của A bị chết mà căn cứ vào văn bản của Phòng Nông nghiệp huyện trả lời “có khả năng cây chết do ngập úng” để giải quyết chấp nhận yêu cầu của A.
Câu hỏi: Việc Tòa án không tiến hành trưng cầu giám định mà căn cứ vào các văn bản của các cơ quan trong 02 trường hợp trên để giải quyết vụ án có đúng không?
Trả lời:
Đối với trường hợp thứ nhất:
- Cơ quan điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vì lý do B không có hành vi gây thương tích cho A. Đây là tình tiết không phải chứng minh (tình tiết đã được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
- Nếu sau này có căn cứ xác định quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra là sai thì đây được xác định là tình tiết mới để kháng nghị tái thẩm. Do đó, việc Tòa án không tiến hành trưng cầu giám định mà căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra để bác yêu cầu khởi kiện của A là đúng.
Đối với trường hợp thứ hai:
Hành vi san lấp mặt bằng của B làm ngập úng và gây thiệt hại về cây trồng của A. Khi giải quyết, Tòa án chỉ căn cứ vào văn bản có tính chất tham khảo của Phòng Nông nghiệp với nội dung “có khả năng cây chết do ngập úng” để chấp nhận yêu cầu của A là không đủ cơ sở xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm đối với tài sản và thiệt hại thực tế xảy ra (đây là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại) nên Toà án chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường của A là không đúng.
Hướng dẫn về căn cứ xác định thiệt hại để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa vào tài liệu như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Căn cứ tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?