Hướng dẫn về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế mới nhất bởi Cục thuế thành phố Hà Nội như thế nào?
Hướng dẫn về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bởi Cục thuế thành phố Hà Nội như thế nào?
Căn cứ tại Công văn 51950/CTHN-TTHT năm 2023, Cục thuế thành phố Hà Nội có ý kiến về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:
- Trường hợp Công ty xác định các khoản chi dịch vụ kê khai, tính thuế TNCN thay cho cá nhân, chi mua thẻ hội viên chăm sóc sức khỏe cho cá nhân là người lao động nước ngoài làm việc tại Công ty là khoản chi có tính chất từ tiền lương tiền công thì khoản chi này được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của công ty nếu thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC , được quy định cụ thể tại một trong các hồ sơ sau:
+ Hợp đồng lao động;
+ Thỏa ước lao động tập thể;
+ Quy chế tài chính của Công ty và không thuộc trường hợp các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
- Trường hợp Công ty xác định các khoản chi nêu trên là khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động, nếu các khoản chi này đảm bảo tổng mức chi không quá 01 tháng lương bình quân, đáp ứng quy định về chứng từ thanh toán được quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC) thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
- Trường hợp Công ty có phát sinh thuế GTGT đầu vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ nếu đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và thực hiện theo đúng nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Hướng dẫn về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế mới nhất bởi Cục thuế thành phố Hà Nội như thế nào? (Hình từ internet)
Người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, quy định như sau:
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định này. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
a) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
b) Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại ViệtNam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này.
Theo đó, người nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế.
Các khoản chi nào được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, quy định như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
...
Theo đó, trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?