Hướng dẫn viết bản tường trình cho học sinh chuẩn nhất 2024? Mẫu bản tường trình học sinh mới nhất 2024 thế nào?
Mẫu bản tường trình học sinh mới nhất 2024 thế nào?
Bản tường trình là văn bản có nội dung trình bày lại một sự việc xấu, để lại hậu quả nghiêm trọng cho người khác bằng cách gây tổn hại về thể xác, tinh thần hay vật chất…
Bản tường trình ghi lại chi tiết sự việc đã xảy ra nhằm giúp cơ quan chức năng, người có thẩm quyền giải quyết nắm rõ được quá trình diễn ra sự việc (gồm nguyên nhân, diễn biến và kết quả) để từ đó có được phương hướng giải quyết và chế tài xử lý phù hợp.
Học sinh thường phải viết bản tường trình khi vi phạm nội quy trường lớp như bỏ tiết, điểm kém, nghỉ học, đánh nhau… Bản tường trình học sinh cần thể hiện chi tiết sự việc xảy ra cũng như khuyết điểm của mình.
Học sinh, phụ huynh có thể tham khảo mẫu bản tường trình học sinh dưới đây:
Tải về mẫu bản tường trình học sinh tại đây.
Hướng dẫn viết bản tường trình cho học sinh chuẩn nhất 2024? Mẫu bản tường trình học sinh mới nhất 2024 thế nào? (Hình từ internet)
Hướng dẫn viết bản tường trình cho học sinh chuẩn nhất 2024?
Học sinh, phụ huynh có thể tham khảo cách viết bản tường trình cho học sinh dưới đây:
(1) Nội dung, bố cục chuẩn của Bản tường trình
Thể thức Bản tường trình gồm các nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa);
- Địa điểm, thời gian tường trình (ghi góc bên phải);
- Tên văn bản (ghi chính giữa, in hoa và bôi đậm);
- Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình;
- Nội dung bản tường trình;
- Kết thúc (ghi lời đề nghị, cam đoan; chữ ký và họ tên người làm tường trình).
Cụ thể:
- Ở phần đầu bản tường trình: Học sinh ghi rõ thông tin cá nhân như họ tên, lớp học, trường học…
- Phần nội dung bản tường trình: Đây là phần quan trọng nhất của bản tường trình, thầy cô giáo sẽ căn cứ vào phần này để đánh giá thái độ thành thật nhận lỗi của học sinh, sau đó sẽ đưa ra quyết định về hình phạt.
Học sinh cần trình bày lại sự việc một cách ngắn gọn nhưng đảm bảo đầy đủ các nội dung chính.
Ví dụ: Khi viết bản tường trình về việc đánh nhau trong trường, có thể viết tường thuật lại diễn biến sự việc qua các mốc thời gian, trong đó nêu rõ nguyên nhân dẫn đến đánh nhau…
- Phần cuối bản tường trình: Học sinh tự nhận lỗi của bản thân và cam đoan những nội dung trình bày trên là đúng với sự thật, đồng thời hứa sẽ không tái phạm.
(2) Lưu ý khi làm bản tường trình
- Phải tường trình sự việc một cách cụ thể, rõ ràng:
Trong bản tường trình, nguyên nhân, diễn biến sự việc phải được nêu ra càng chính xác và cụ thể càng tốt. Bởi lẽ, việc trình bày chính xác sự việc sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng xử lý vụ việc hơn.
Bên cạnh đó, người viết bản tường trình cũng cần nêu được rõ ràng hậu quả mà sự việc gây ra đối với cá nhân hoặc tập thể để thể hiện mức độ nghiêm trọng của sự việc.
- Phải trung thực khi làm tường trình:
Người viết bản tường trình cần thể hiện được sự trung thực qua từng câu chữ. Trình bày chính xác sự việc đã xảy ra, đặc biệt không thêm hoặc bớt thông tin ảnh hưởng đến việc điều tra, xét xử bị sai lệch.
Học sinh trường THCS, THPT có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, học sinh trường THCS, THPT có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
(1) Nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
(2) Quyền hạn:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT .
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?