Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ học dành cho học sinh năm học 2023 2024? Tải mẫu đơn xin nghỉ học ở đâu?
Hướng dẫn cách viết Đơn xin nghỉ học dành cho học sinh năm 2023 2024?
Mẫu đơn nghỉ học nêu rõ các thông tin bao gồm:
- Thông tin của học sinh xin nghỉ học
- Thời gian xin nghỉ học
- Lý do xin nghỉ học
- Lời cam kết và chữ ký của học sinh cũng như phụ huynh học sinh xác định việc nghỉ học của học sinh.
Khi được ban giám hiệu, thầy cô giáo chủ nhiệm đồng ý thì bạn mới có thể nghỉ buổi học đó. Còn nếu không bạn sẽ bị đánh dấu là nghỉ học không lý do và bạn sẽ bị phạt và viết bản kiểm điểm tường trình.
Có nhiều lý do xin nghỉ khiến các thầy cô không thể từ chối Đơn xin nghỉ phép của bạn như: Ốm đau; gia đình có việc; người nhà ốm; nhà có hiếu, hỉ...
Nếu là nghỉ ốm thì không có gì để nói, nhưng nếu là lý do không tiện nói, bạn có thể tham khảo một số lý do xin phép nghỉ học thuyết phục nhất dưới đây:
- Gia đình em ngày mai có lễ cúng tế, em không thể vắng mặt trong phần lễ. Vậy em xin phép được nghỉ học một ngày và sẽ trở lại trường ngay hôm sau.
- Do bố em phải nhập viện mà chưa sắp xếp được người chăm nên em phải vào viện 1 ngày với bố. Em viết đơn xin được nghỉ học 1 ngày. Hôm sau em sẽ chép bài và học bài đầy đủ.
- Gia đình em có kế hoạch đi du lịch vào cuối tuần tới. Nên em viết đơn xin được nghỉ học 2 ngày cuối tuần. Em xin hứa sẽ học và chép bài đầy đủ mà không làm ảnh hưởng đến học tập của mình.
Các bạn cần cân đối thật kỹ xem có nên nghỉ không, nếu không phải vì lý do sức khỏe không đảm bảo để có thể tiếp tục đi học được thì bạn mới nên xin nghỉ, bởi trên thực tế có nhiều trường hợp xin nghỉ học chỉ để đi chơi, đám cưới, ...
Mẫu đơn xin nghỉ học dành cho học sinh là mẫu nào?
Học sinh có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ học dưới đây:
>> Tải mẫu đơn xin nghỉ học dành cho học sinh tại đây.
Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ học dành cho học sinh năm học 2023 2024? Tải mẫu đơn xin nghỉ học ở đâu? (Hình từ internet)
Tuổi của học sinh vào các cấp là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì tuổi học sinh vào các cấp như sau:
- Đối với cấp giáo dục tiểu học tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Đối với cấp trung học cơ sở tuổi học sinh vào lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
- Đối cấp trung học phổ thông tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm
Ngoài ra, học sinh được học vượt lớp học ở độ tuổi cao hơn tuổi theo quy định nêu đáp ứng các yêu cầu:
- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?