Hướng dẫn xử lý, khắc phục những khu vực tập trung nhiều nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ 28/6/2022?
- Các khu vực nào tập trung nhiều nguồn thải gây ô nhiễm môi trường?
- Thực hiện xác định, xử lý khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng theo công văn hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
- Hướng dẫn về việc điều tra, đánh giá, xác định các khu vực nước mặt ô nhiễm môi trường?
- Quyết định đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường của Thủ tướng về chương trình xây dựng nông thôn mới 2021 - 2025?
Các khu vực nào tập trung nhiều nguồn thải gây ô nhiễm môi trường?
Căn cứ tiểu mục 3.1, Mục 3 Phụ lục hướng dẫn thực hiện nội dung ban hành kèm theo Công văn 3659/BTNMT-TCMT năm 2022 như sau:
"3. Nội dung 03 (thuộc nội dung thành phần số 07 tại Quyết định số 263/QĐ-TTg): Đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên
3.1. Khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm
- Khu vực tập trung nhiều nguồn thải bao gồm: khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề, khu chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung;
- Khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải, nước mặt bị ô nhiễm cần được xử lý, phục hồi và cải thiện môi trường được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Khu vực ô nhiễm môi trường đất được đánh giá, xác định theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; "
Như vậy, các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường được quy định như trên.
Hướng dẫn xử lý, khắc phục những khu vực tập trung nhiều nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ 28/6/2022? (Hình từ internet)
Thực hiện xác định, xử lý khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng theo công văn hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Căn cứ tiểu mục 3.2, Mục 3 Phụ lục hướng dẫn thực hiện nội dung ban hành kèm theo Công văn 3659/BTNMT-TCMT năm 2022 như sau:
"3. Nội dung 03 (thuộc nội dung thành phần số 07 tại Quyết định số 263/QĐ-TTg): Đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên
...
3.2. Xác định, xử lý, cải tạo và phục hồi các các khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng
- Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường;
- Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người;
- Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
- Tổ chức quan trắc, theo dõi chất lượng môi trường sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường."
Như vậy, việc xác định, xử lý, cải tạo và phục hồi các các khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng như trên.
Hướng dẫn về việc điều tra, đánh giá, xác định các khu vực nước mặt ô nhiễm môi trường?
Căn cứ tiểu mục 3.3, Mục 3 Phụ lục hướng dẫn thực hiện nội dung ban hành kèm theo Công văn 3659/BTNMT-TCMT năm 2022 như sau:
"3. Nội dung 03 (thuộc nội dung thành phần số 07 tại Quyết định số 263/QĐ-TTg): Đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên
...
3.3. Điều tra, đánh giá, xác định các khu vực nước mặt ô nhiễm môi trường
- Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt;
- Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt đối với những khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao;
- Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm trên địa bàn."
Như vậy, hướng dẫn về việc điều tra, đánh giá, xác định các khu vực nước mặt ô nhiễm môi trường được quy định như trên.
Quyết định đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường của Thủ tướng về chương trình xây dựng nông thôn mới 2021 - 2025?
Căn cứ nội dung 03 điểm b nội dung thành phần số 07 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 như sau:
"7. Nội dung thành phần số 07: Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam.
...
b) Nội dung:
- Nội dung 01: Xây dựng và tổ chức hướng dẫn thực hiện các Đề án/Kế hoạch tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo theo quy định; phát triển, nhân rộng các mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh;
- Nội dung 02: Thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải (phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, chất thải nhựa...) theo nguyên lý tuần hoàn; tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam; xây dựng cộng đồng dân cư không rác thải nhựa;
- Nội dung 03: Đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên;
..."
Như vậy, quyết định đẩy mạnh xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường của Thủ tướng về chương trình xây dựng nông thôn mới 2021 - 2025 được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?