Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 1 năm 2023: Đối tượng, thời gian, chỉ tiêu, nội dung thực hiện thế nào?

Tôi muốn hỏi đối tượng phải bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh trong kế hoạch hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh năm 2023 là ai? Nội dung, thời gian địa điểm bồi dưỡng như thế nào? Cảm ơn!

Đối tượng 1 phải bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là ai?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 1 Hướng dẫn 90/HD-HĐGDQPAN năm 2016 quy định đối tượng 1 phải bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là:

Các cơ quan, tổ chức ở trung ương:

- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (chính thức và dự khuyết);

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu:

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các Ban Đảng ở Trung ương; Đảng ủy ngoài nước, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương; Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật;

+ Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài;

+ Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban và các cơ quan của Quốc hội; Kiểm toán Nhà nước; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.

- Ủy viên Ủy ban kiểm tra Trung ương; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan Trung ương, Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương.

- Các chức danh: Trợ lý Tổng Bí thư, Trợ lý Chủ tịch nước, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ; Trợ lý Chủ tịch Quốc hội; Trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị; chuyên gia cao cấp.

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổng cục thuộc bộ.

- Chủ tịch và các Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc; Chủ tịch công ty, Bí thư, Phó Bí thư chuyên trách các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Thủ tướng quyết định thành lập và các doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 1 năm 2023: Đối tượng, thời gian, chỉ tiêu, nội dung thực hiện thế nào?

Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 1 năm 2023: Đối tượng, thời gian, chỉ tiêu, nội dung thực hiện thế nào? (Hình từ internet)

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

- Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đại biểu Quốc hội.

Sĩ quan cấp Tướng đang công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân (các đối tượng khác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không phải là sĩ quan cấp tướng thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).

Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên (không thuộc các chức danh tại điểm c, b, c, d Mục này).

Theo đó, tại Quyết định 855/QĐ-TTg năm 2022 quy định đối tượng nằm trong kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 1 năm 2023 là đối tượng 1 chưa được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

Nội dung, thời gian và địa điểm thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 1 năm 2023?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 855/QĐ-TTg năm 2022 quy định nội dung, thời gian và địa điểm thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 1 năm 2023 như sau:

- Nội dung: Thực hiện theo Thông tư số 172/2020/TT-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về ban hành chương trình, nội dung, chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh;

- Thời gian: Năm 2023;

- Chỉ tiêu: Mở 05 khóa, mỗi khóa từ 60 đến 70 đồng chí;

- Địa điểm: Tại Học viện Quốc phòng.

Mục đích và yêu cầu của kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 1 năm 2023 là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 855/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục đích và yêu cầu của kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 1 năm 2023 như sau:

- Mục đích

+ Nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới;

+ Là cơ sở để tổ chức thực hiện tốt việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ, Nghị định số 139/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

- Yêu cầu:

+ Các cơ quan, tổ chức, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cử cán bộ đúng đối tượng, đủ số lượng theo chỉ tiêu phân bổ từng khóa của Ban Tổ chức Trung ương;

+ Những đồng chí vắng mặt phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh các khóa tiếp theo.

Trên đây là thông tin về đối tượng, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 1 năm 2023.

Giáo dục quốc phòng và an ninh Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giáo dục quốc phòng và an ninh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo Luật Quốc phòng 2018 mới nhất
Pháp luật
Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của ai? Chính sách Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh như thế nào?
Pháp luật
03 nguyên tắc thực hiện lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học sinh trung học cơ sở?
Pháp luật
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông giữ vai trò như thế nào? Định hướng chung của phương pháp giáo dục?
Pháp luật
Quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh? 06 nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh?
Pháp luật
Đạt được nhiều thành tích thể dục thể thao cấp tỉnh có được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh không?
Pháp luật
Sinh viên nào được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh? Điểm trung bình bao nhiêu thì được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và an ninh?
Pháp luật
Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
Pháp luật
Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 cụ thể ra sao? Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh?
Pháp luật
Lồng ghép nội dung Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh khi tiếp thu nội dung lồng ghép Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường học như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục quốc phòng và an ninh
6,334 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục quốc phòng và an ninh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục quốc phòng và an ninh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào