Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của Bộ Tài chính: Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến như thế nào?
Ngày 12/04/2023, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 776/QĐ-BTC năm 2023 về Kế hoạch Chuyển đổi số.
Một số mục tiêu đã thực hiện được trong năm 2022 về kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính là gì?
Theo mục I phần I Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 776/QĐ-BTC năm 2023 cơ bản hoàn thành một số mục tiêu sau đây:
- Cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân, doanh nghiệp cần.
- 100% thủ tục hành chính được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
- 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.
-100% cổng dịch vụ công hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả năng tương tác thuận tiện, trực tuyến với cơ quan nhà nước trong các hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số.
- 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn áp dụng quy định về hoá đơn điện tử.
Năm 2022, Bộ Tài chính đã hoàn thành triển khai bao nhiêu nhiệm vụ trọng tâm về Kế hoạch Chuyển đổi số ?
Căn cứ mục II phần I Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 776/QĐ-BTC năm 2023 có nêu rõ 09 nhiệm vụ trọng tâm đã được hoàn thành trong năm 2022 như sau:
- Về nhận thức số
- Về thể chế chuyển đổi số
- Về hạ tầng số
- Về dữ liệu số
- Về nền tảng số
- Về nhân lực số
- Về an toàn thông tin
- Về chính phủ số
- Về kinh tế số và xã hội số
Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của Bộ Tài chính:Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến như thế nào?(Hình internet)
Nội dung nhiệm vụ hạ tầng số, dữ liệu số, an toàn thông tin, kinh tế số và xã hội số theo kế hoạch chuyển đổi số đã thực hiện trong năm 2022 như thế nào?
Theo mục II phần I Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 776/QĐ-BTC năm 2023 như sau:
- Về hạ tầng số:
+ Triển khai hệ thống đám mây tại Bộ Tài chính và các đơn vị Tổng cục phục vụ cho các ứng dụng của Bộ, đơn vị Tổng cục (trừ các ứng dụng đặc thù).
-Về dữ liệu số
+ Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính đáp ứng nhu cầu về tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, quản lý và điều hành trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế.
- Triển khai 10 CSDL chuyên ngành hoàn thành xây dựng và đưa vào triển khai sử dụng và 02 CSDL chuyên ngành hiện đang tổ chức hoàn thiện dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
- Về an toàn thông tin:
+ Triển khai đủ 4 lớp an toàn thông tin theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ TTTT. Công tác xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin tại cơ quan Bộ đã cơ bản hoàn thành.
+ Năm 2022, tiếp nhận trên 100 cảnh báo an toàn thông tin từ BCA, Bộ TTTT, Viettel, các nhà sản xuất phần mềm, phần cứng CNTT...
- Về chính phủ số :
+ Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi đảm bảo tuân thủ kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số
+ Đồng thời hướng dẫn các đơn vị thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu theo định hướng của Chính phủ tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP quy định về kết nối chia sẻ dữ liệu trong cơ quan Nhà nước.
- Về kinh tế số và xã hội số:
+ Triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc (63/63 Tỉnh/Thành) từ 21/04/2022 góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp; đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới
+ Kết quả đến hết ngày 30/6/2022, 100% doanh nghiệp, tổ chức và 100% hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Một số mục tiêu về Kế hoạch Chuyển đổi số triển khai trong năm 2023 của Bộ Tài chính là gì?
Tại mục II phần II của Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 776/QĐ-BTC năm 2023 nêu rõ các mục tiêu cơ bản:
- 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính được xác thực điện tử, ngoại trừ các dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật.
+ Tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến mức toàn trình đủ điều kiện, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; các hệ thống thông tin của Bộ Tài chính có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các CSDL quốc gia không phải cung cấp lại.
- Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài chính
- 100% Bộ phận 1 cửa được ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính.
- 100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính và giữa Bộ Tài chính với các cơ quan nhà nước khác được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.
- 100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức được lưu trữ, quản lý dưới 7 dạng hồ sơ điện tử.
- CSDL quốc gia về tài chính và các CSDL chuyên ngành được đưa vào khai thác vận hành hiệu quả.
- 100% hệ thống có triển khai giám sát, an toàn, an ninh mạng .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?