Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì? Trình tự xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước hằng năm ra sao?

Cho hỏi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước sẽ bao gồm những nội dung đào tạo như thế nào? Câu hỏi của chị Hiền đến từ Hà Nội.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022, quy định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như sau:

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước bao gồm kế hoạch chiến lược, dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài.
Nội dung cơ bản của kế hoạch chiến lược, dài hạn và trung hạn về đào tạo, bồi dưỡng, gồm: Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong giai đoạn trước; định hướng, mục tiêu gắn với định hướng phát triển Kiểm toán nhà nước; các hoạt động gắn với các chỉ tiêu, thời hạn cụ thể và các giải pháp; dự toán kinh phí; nhận diện, đánh giá rủi ro và đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro (nếu có).
2. Kế hoạch hằng năm về đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở các kế hoạch chiến lược, dài hạn và trung hạn, trong đó tập trung xác định cụ thể các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, như: Đối tượng, số lượng học viên, số lượng lớp, thời gian, địa điểm, dự toán kinh phí và đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp.
3. Kế hoạch chiến lược, dài hạn và trung hạn về đào tạo, bồi dưỡng được ban hành chậm nhất trước ngày 30/6 của năm đầu kế hoạch. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm được ban hành chậm nhất trước ngày 30/11 của năm xây dựng kế hoạch.

Theo như quy định trên thì kế hoạch chiến lược, dài và trung hạn đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán nhà nước sẽ gồm các nội dung như đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, định hướng mục tiêu gắn với phát triển kiểm toán nhà nước, dự toán kinh phí, nhận diện và đánh giá rủi ro rồi đưa ra giải pháp.

Đối với kế hoạch hằng năm thì sẽ tập trung vào đối tượng, số lượng học viên, số lượng lớp, thời gian, địa điểm đào tạo, bồi dưỡng, dự toán kinh phí và đơn vị chủ trì.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước sẽ bao gồm những nội dung đào tạo như thế nào?

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì? Trình tự xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước hằng năm ra sao? (Hình từ Internet)

Trình tự xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước hằng năm ra sao?

Theo quy định tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022, trình tự xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước hằng năm như sau:

- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng và trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho năm kế tiếp trong Quý III của năm xây dựng kế hoạch.

- Căn cứ định hướng đã được phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước xây dựng kế hoạch bám sát định hướng đào tạo, bồi dưỡng được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.

- Các đơn vị triển khai xây dựng kế hoạch theo hướng dẫn và gửi về Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trong Quý III của năm xây dựng kế hoạch để tổng hợp.

- Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp và gửi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước đến Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Vụ Hợp tác quốc tế để xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết; các đơn vị được giao phối hợp xây dựng kế hoạch có trách nhiệm gửi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chi tiết về Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trong Quý III của năm xây dựng kế hoạch để tổng hợp.

- Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp toàn bộ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước; dự thảo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành trước ngày 30/11 của năm xây dựng kế hoạch. Cập nhật kế hoạch đào tạo lên phần mềm Quản lý đào tạo của Kiểm toán nhà nước.

Tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:

Tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
1. Vụ Tổ chức cán bộ
a) Là đầu mối quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng; tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước xây dựng định hướng đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.
b) Chủ trì, phối hợp với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
2. Trách nhiệm của các đơn vị
a) Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng giao Trường chủ trì tổ chức thực hiện. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải chi tiết về đối tượng, thời gian, địa điểm, giảng viên, số lượng lớp, số lượng học viên và gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.
b) Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho người nước ngoài học tại Việt Nam; các lớp (tọa đàm, hội thảo, hội nghị…) do các tổ chức quốc tế tổ chức và giao cho Kiểm toán nhà nước Việt Nam đăng cai thực hiện; các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong khuôn khổ các chương trình, dự án nước ngoài. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải chi tiết về đối tượng, thời gian, giảng viên, số lượng lớp, số lượng học viên và gửi về Vụ Tổ chức cán bộ.
c) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm: Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước; tổ chức xây dựng, phê duyệt nội dung bồi dưỡng hằng năm của đơn vị trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm của Kiểm toán nhà nước.

Như vậy, Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị căn cứ vào quy định trên để xác định vai trò, trách nhiệm trong việc tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán Nhà nước Tải về trọn bộ các văn bản Kiểm toán Nhà nước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ kiện trang phục của Kiểm toán nhà nước
Pháp luật
Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử của Kiểm toán Nhà nước ra sao?
Pháp luật
Quản lý thông tin cuộc họp trên phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có được giao cho người khác thực hiện thay công việc hay không?
Pháp luật
Quyết định 1917 về ban hành Quy chế Thi đua khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước từ ngày 18/11/2024 ra sao?
Pháp luật
Tổng hợp danh hiệu thi đua của Kiểm toán nhà nước và Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước tại Quyết định 1917 như thế nào?
Pháp luật
Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước từ ngày 18/11/2024 theo Quyết định 1917 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
Pháp luật
Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
Pháp luật
Kết quả Vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức Kiểm toán nhà nước năm 2024? Điểm thi vòng 2 thi tuyển dụng công chức Kiểm toán nhà nước ra sao?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại công chức viên chức thuộc Kiểm toán Nhà nước mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước
979 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào