Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024 ra sao?
- Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024 ra sao?
- Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hiện nay ra sao?
- Hồ sơ thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu gồm những gì?
Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024 ra sao?
Ngày 17/4/2024 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 678/QĐ-BTP năm 2024 về Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024.
Thực hiện chức năng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm, trong năm 2024, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại một số địa phương.
Sẽ đánh giá việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ các năm 2022, 2023 và 2024 (tính đến thời điểm kiểm tra).
Địa điểm tại các tỉnh Vĩnh Long, Lâm Đồng, Đắk Nông, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định. Dự kiến thực hiện trong Quý II-III/2024, 02 ngày/1 địa phương.
Cơ quan thuộc đối tượng kiểm tra:
- Sở Tư pháp là cơ quan được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh giao nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với Sở Tư pháp giúp UBND cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm tại địa phương.
- Văn phòng đăng ký đất đai và một số Chi nhánh.
Trong đó, mục đích của kế hoạch kiểm tra như sau:
- Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp trong thực hiện quản lý nhà nước, việc tổ chức thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương theo quy định pháp luật.
- Nắm bắt, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương; phát hiện những khó khăn, vướng mắc và hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước và trong công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương.
- Thông qua hoạt động kiểm tra, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước và trong công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương.
>> Tải chi tiết toàn bộ nội dung Kế hoạch kiểm tra: Tải
Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hiện nay ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Phần B thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2546/QĐ-BTP năm 2022 quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện như sau:
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai
- Trường hợp hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối thì Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả.
Cách thức thực hiện:
- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Qua thư điện tử.
Hồ sơ thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Phần B thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2546/QĐ-BTP năm 2022 quy định hồ sơ thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu gồm:
+ Phiếu yêu cầu (01 bản chính).
>> Tải mẫu phiếu yêu cầu: Tải
+ Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
+ Giấy chứng nhận (bản gốc), trừ trường hợp nộp đồng thời hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc với hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 1, khoản 7 Điều 36 và khoản 3 Điều 37 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc tiếp nhận cả hai hồ sơ; thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, sau đó thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?