Kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải phải đáp ứng tiêu chí nào?
Kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải phải đáp ứng tiêu chí nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Khi có dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định hoặc khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao thuộc trường hợp phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo quy định tại Điều 19 của Thông tư này xây dựng kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gửi Vụ Pháp chế tổng hợp trình Bộ trưởng xem xét đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ.
2. Kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải xác định rõ tên văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì tham mưu trình, thời gian chuẩn bị hồ sơ, thời gian tổ chức lấy ý kiến, thời gian trình Bộ, thời gian gửi Bộ Tư pháp thẩm định (nếu có), thời gian trình Chính phủ xem xét thông qua.
Theo như quy định trên thì kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải phải xác định rõ những tiêu chí sau đây:
- Tên văn bản
- Cơ quan chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháo luật
- Cơ quan chủ trì tham mưu trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Thời gian chuẩn bị hồ sơ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Thời gian tổi chức lấy ý kiến
- Thời gian trình Bộ
- Thời gian gửi Bộ Tư pháp thẩm định
- Thời gian trình Chính phủ xem xét thông qua.
Kế hoạch lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải phải đáp ứng tiêu chí nào?
Những trường hợp nào Bộ Giao thông vận tải sẽ lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về những trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như sau:
- Luật, pháp lệnh.
- Nghị quyết của Quốc hội quy định:
+ Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
+ Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
- Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định của Chính phủ quy định các vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Cơ quan, đơn vị lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sẽ có những trách nhiệm gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
Đối với đề nghị xây dựng nghị định, trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan tổng kết đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến việc đề nghị xây dựng nghị định;
- Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
- Xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá tác động của chính sách theo quy định tại Điều 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (sau đây gọi chung là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP);
- Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông qua;
- Chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này và bảo vệ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của mình;
- Phối hợp cùng cơ quan tham mưu trình thực hiện tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, cơ quan, đơn vị lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sẽ tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu thông tin có liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ và phối hợp với cơ quan tham mưu trình thực hiện tiếp thu, giải trình ý kiến.
Thông tư 26/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?