Kế hoạch tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh thiếu niên giai đoạn 2021-2030 như thế nào?
- Đã có Kế hoạch tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh thiếu niên giai đoạn 2021-2030?
- Những chỉ tiêu chủ yếu nào của Kế hoạch tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh thiếu niên được đặt ra giai đoạn 2021-2030?
- Nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra đối với Kế hoạch tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh thiếu niên giai đoạn 2021-2030 là gì?
Mới đây ngày 08/6/2023, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành Quyết định 1470/QĐ-BVHTTDL năm 2023 về Kế hoạch triển khai Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030”.
Đã có Kế hoạch tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh thiếu niên giai đoạn 2021-2030?
*Kèm Quyết định 1470/QĐ-BVHTTDL năm 2023 Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh thiếu niên là 03 Điều và bộ Kế hoạch chi tiết.
*Kế hoạch gồm 05 chương quy định cụ thể về:
- Mục đích, yêu cầu
- Một số chỉ tiêu chủ yếu
- Nhiệm vụ, giải pháp
- Tổ chức thực hiện
- Kinh phí
Theo đó, Mục đích của kế hoạch tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh thiếu niên giai đoạn 2021-2030 là:
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ của Bộ VHTTDL được giao tại Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2021.
*Yêu cầu
- Các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện gắn với trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương;
- Thống nhất trong công tác chỉ đạo và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ;
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai Chương trình.
Kế hoạch tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh thiếu niên giai đoạn 2021-2030 như thế nào? (Hình internet)
Những chỉ tiêu chủ yếu nào của Kế hoạch tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh thiếu niên được đặt ra giai đoạn 2021-2030?
Tại mục II Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 1470/QĐ-BVHTTDL năm 2023 nêu rõ một số chỉ tiêu chủ yếu gồm:
* Các mục tiêu chung của ngành
- Đến năm 2025:
+ Đạt trên 80% thanh niên, học sinh, sinh viên (HSSV) ở đô thị,
+ Trên 70% thanh niên, HSSV ở nông thôn
+ 60% thanh niên, HSSV ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
>> Được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và du lịch, hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại nơi học tập, làm việc và cư trú;
- Đến năm 2025:
+ Đạt 70% và đến năm 2030 đạt 90% trở lên hộ gia đình được cung cấp kiến thức, kỹ năng về giáo dục đời sống gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; chăm sóc, bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em, bảo đảm quyền tham gia của trẻ em trong gia đình; phụng dưỡng và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình.
- Đến năm 2030 đạt 90% trở lên hộ gia đình cam kết thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, đạt trên 85%, trên 75% và 65% các chỉ tiêu tương ứng.
* Chỉ tiêu cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ
- Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên trong công chức, viên chức và HSSV
+ Hằng năm, phấn đấu 100% thanh niên trong công chức, viên chức và HSSV được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số; phấn đấu 20-30% ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ được kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp;
+ Phấn đấu đến năm 2025 đạt 25% thanh niên trong công chức, viên chức và HSSV được ứng dụng, triển khai ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống; phấn đấu đến năm 2030 đạt 35% chỉ tiêu tương ứng;
+ Phấn đấu 100% thanh niên trong công chức, viên chức và HSSV hưởng ứng, tình nguyện tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xã hội; phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong công chức, viên chức và HSSV
+ Hằng năm, phấn đấu 100% thanh niên trong công chức, viên chức và HSSV được tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Hằng năm, phấn đấu 100% thanh niên trong công chức, viên chức và HSSV được tham gia các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng sống và kỹ năng mềm;
+ Hằng năm, phấn đấu 100% thanh niên trong công chức, viên chức và HSSV tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động lao động tập thể trong và ngoài nhà trường;
+ Lựa chọn và giới thiệu trên 500 đoàn viên ưu tú cho Đảng, trong đó đến năm 2025 ít nhất 100 và đến năm 2030 ít nhất 250 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng, định kỳ tổng kết tuyên dương những thanh niên, HSSV có thành tích xuất sắc được kết nạp vào Đảng.
Nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra đối với Kế hoạch tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh thiếu niên giai đoạn 2021-2030 là gì?
Tại mục III Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 1470/QĐ-BVHTTDL năm 2023 nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp bao gồm:
* Nhiệm vụ, giải pháp chung đối với ngành
- Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến.
- Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến.
- Xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
- Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở hiện có; xã hội hóa các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Đổi mới hoạt động, phát huy vai trò của hệ thống bảo tàng, phòng truyền thống, thư viện trường học, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, các thiết chế, công trình văn hóa, lịch sử trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc thực hiện chương trình giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- Bảo đảm các thiết chế và điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất đáp ứng nhiệm vụ giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- Bồi dưỡng, tuyên dương và củng cố nhân rộng mô hình hiệu quả gương điển hình tiên tiến trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho HSSV, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua, cuộc thi.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.
* Nhiệm vụ, giải pháp đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật kết hợp công tác giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trách nhiệm nghề nghiệp cho HSSV. Bồi dưỡng năng lực tự học, sáng tạo và tự đổi mới tri thức; làm chủ khoa học và công nghệ; có tinh thần lập nghiệp; có ý thức phục vụ nhân dân, phấn đấu trở thành công dân học tập trong nền kinh tế số, xã hội số cho HSSV.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, cộng tác viên phụ trách công tác giáo dục cho HSSV.
- Tổ chức hiệu quả các phong trào hành động cách mạng của Đoàn, Hội trong và ngoài nhà trường để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho HSSV.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý và giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, văn hóa ứng xử cho HSSV.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?