Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường, y tế trường học năm học 2024 2025 như thế nào?
- Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường, y tế trường học năm học 2024 2025 như thế nào?
- Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong công tác xây dựng các tài liệu chuyên môn kỹ thuật, tài liệu đào tạo tập huấn về công tác YTTH thế nào?
- Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức thế nào?
Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường, y tế trường học năm học 2024 2025 như thế nào?
Ngày 4 tháng 9 năm 2024 Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành Quyết định 2616/QĐ-BYT năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường và Chương trình y tế trường học trong các cơ sở mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn đến năm 2026
Tại tiểu mục 1 Mục III Quyết định 2616/QĐ-BYT năm 2024 nêu rõ nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu của công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng các văn bản pháp luật liên quan công tác y tế trường học, tiêu chuẩn, quy chuẩn về vệ sinh trường học như sau:
- Rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học.
- Sửa đổi, bổ sung: Quyết định 1221/QĐ-BYT năm 2008 ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu tại trường học để bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế; sửa đổi chức năng nhiệm vụ của Trung tâm y tế tuyến huyện, Trạm Y tế cấp xã cho phù hợp;
- Xây dựng tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học phù hợp diễn biến tình hình dịch.
- Chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng, mắt học đường cho các học sinh tại các trường.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai có hiệu quả các nội dung, hoạt động về y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh trong các cơ sở giáo dục.
- Chỉ đạo cơ sở giáo dục, cơ sở y tế có chức năng hoặc được giao nhiệm vụ đào tạo trong khối ngành sức khỏe, đào tạo nhân lực y tế xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, tài liệu đào tạo phù hợp với từng đối tượng đào tạo và tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ cho người làm công tác y tế trường học ngành y tế và giáo dục đáp ứng yêu cầu theo quy định pháp luật hiện hành về giáo dục.
Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường, y tế trường học năm học 2024 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong công tác xây dựng các tài liệu chuyên môn kỹ thuật, tài liệu đào tạo tập huấn về công tác YTTH thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2616/QĐ-BYT năm 2024 nêu rõ nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong công tác xây dựng các tài liệu chuyên môn kỹ thuật, tài liệu đào tạo tập huấn về công tác YTTH như sau:
- Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về sơ cấp cứu, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học;
- Xây dựng tài liệu phòng, chống dịch, phòng chống bệnh tật học đường, phòng chống bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng - an toàn thực phẩm, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản, phòng, chống lây truyền HIV/AIDS cho học sinh trong trường học;
- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trong trường học do cơ quan có thẩm quyền ban hành phù hợp diễn biến tình hình dịch, đảm bảo tổ chức dạy, học trực tiếp an toàn;
- Chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện tài liệu hướng dẫn đào tạo chuyên môn về y tế trường học cho cán bộ ngành Y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã và cơ sở giáo dục.
Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2616/QĐ-BYT năm 2024 nêu rõ nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức như sau:
Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh, kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn, sơ cấp cứu ban đầu, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho học sinh, gồm:
- Rà soát, cập nhật, ban hành tài liệu truyền thông phòng, chống bệnh tật học đường, phòng, chống dịch, bệnh trong trường học, sơ cấp cứu ban đầu, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, tài liệu truyền thông trong dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; ge Ma
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức truyền thông phù hợp với từng đối tượng: truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in), mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok Youtube, Viber, Lotus...), tin nhắn điện thoại, các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet, các hình thức truyền tải thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, video clip, audioclip, truyền thông trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?