Kết hợp dạy học lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống về sức khỏe tâm thần cho học sinh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025?
- Trách nhiệm của Vụ Giáo dục thể chất trong việc thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025?
- Trách nhiệm của các cơ quan ban ngành khác trong việc thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025?
- Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025?
Trách nhiệm của Vụ Giáo dục thể chất trong việc thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1442/QĐ-BGDĐT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trách nhiêm của Vụ Giáo dục thể chất như sau:
“IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Giáo dục thể chất
a) Chủ trì, tham mưu Lãnh đạo Bộ ban hành Chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025; chỉ đạo các sở giáo dục và các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương, đơn vị.
b) Xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp với các Bộ, ngành, các đơn vị có liên quan về công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trong các cơ sở giáo dục.
c) Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các chính sách về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần học sinh.
d) Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục phù hợp với học sinh; xây dựng các tài liệu tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học sinh về chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học.
đ) Chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này.”
Như vậy, Vụ Giáo dục thể chất phải có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch, hoạt động về tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học sinh về chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học.
Trách nhiệm của các cơ quan ban ngành khác trong việc thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025?
Căn cứ theo Mục IV Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1442/QĐ-BGDĐT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trách nhiêm của cơ quan ban ngành khác trong việc thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 như sau:
- Vụ Giáo dục Chính trị và công tác học sinh, sinh viên:
+ Lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học về rối loạn sức khỏe tâm thần.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, đánh giá thực hiện Kế hoạch và các nhiệm vụ được phân công.
- Vụ Giáo dục Đại học:
+ Phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan xem xét đưa nội dung giáo dục hòa nhập vào các chương trình đào tạo giáo viên đối với các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành sư phạm.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, đánh giá thực hiện Kế hoạch và các nhiệm vụ được phân công.
- Cục Công nghệ thông tin: Phối hợp với các đơn vị liên quan để rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về giáo dục của học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần vào phần mềm quản lý hệ thống sức khỏe của học sinh.
- Các đơn vị thuộc Bộ: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch này có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ theo yêu cầu; định kỳ trước ngày 10 tháng 12 hằng năm gửi báo cáo kết quả triển khai về Vụ Giáo dục thể chất để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo:
+ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng Kế hoạch/Chương trình theo giai đoạn, từng năm phù hợp với tình hình, điều kiện để triển khai tại địa phương, đơn vị.
+ Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Tổ chức tổng kết hằng năm và gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 10 tháng 12 hằng năm để tổng hợp báo cáo (qua Vụ Giáo dục thể chất).
Kết hợp dạy học lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống về sức khỏe tâm thần cho học sinh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025?
Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025?
Căn cứ Phụ lục kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1442/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Trên đây là quy định về trách nhiệm của ngành giáo dục trong công tác triển khai lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học cho học sinh giai đoạn 2022-2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?