Kết quả xét nghiệm mẫu giám sát phục vụ mục đích đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật dương tính thì phải xử lý như thế nào?

Tôi muốn hỏi trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu giám sát phục vụ mục đích đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh dương tính với bệnh thì phải xử lý như thế nào? - câu hỏi của chị Dừa (Bến Tre)

Trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu giám sát phục vụ mục đích đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật dương tính với bệnh thì phải xử lý như thế nào?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 7 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu:
...
7. Trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu giám sát dương tính với bệnh đăng ký công nhận an toàn. Cơ quan thú y hướng dẫn cơ sở, vùng thực hiện các biện pháp chống dịch bệnh theo quy định. Chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân theo phản công, phân cấp điều chỉnh và thực hiện lại các kế hoạch an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh theo thời gian quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này, bắt đầu từ thời điểm xử lý xong dịch bệnh.

Theo đó, trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu giám sát dương tính với bệnh đăng ký công nhận an toàn thì Cơ quan thú y hướng dẫn cơ sở, vùng thực hiện các biện pháp chống dịch bệnh theo quy định.

Chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp điều chỉnh và thực hiện lại các kế hoạch an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh.

Trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu giám sát phục vụ mục đích đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh dương tính với bệnh thì phải xử lý như thế nào?

Kết quả xét nghiệm mẫu giám sát phục vụ mục đích đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật dương tính thì phải xử lý như thế nào?

Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT kế hoạch an toàn sinh học được thực hiện như sau:

- Kế hoạch giám sát dịch bệnh phải được xây dựng, thiết kế bảo đảm mục tiêu phát hiện có hoặc không có tác nhân gây bệnh đăng ký công nhận an toàn hoặc đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc xin của động vật nuôi đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn.

- Nội dung kế hoạch giảm sát dịch bệnh

+ Theo dõi, ghi chép tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu động vật nghi mẫu bệnh, các triệu chứng, bệnh tích của bệnh trong suốt quá trình nuôi..

+ Quy trình báo cáo dịch bệnh cho nhân viên thú y, chính quyền hoặc cụ quan thú y địa phương trong trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm; kế hoạch lấy mẫu, xét nghiệm xác định các nhân gây bệnh và tổ chức điều tra dịch tễ, xác định nguyên nhân

+ Giám sát tác nhân gây bệnh đăng ký công nhận an toàn, các dấu hiệu động vật nuôi đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh hoặc các xét nghiệm khẳng định động vậ nuôi đạt mức độ đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn,

+ Đối tượng giám sát:

++ Động vật giống, động vật nuôi, động vật hoang dã, mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn; ++ Vật chủ trung gian có khả năng mang tác nhân gây bệnh đăng ký công nhận an toàn.

++ Đối với động vật thủy sản, ngoài các đối tượng lấy mẫu giám sát nêu trên phải bổ sung thêm mẫu giám sát là thức ăn tươi sống (nếu có) và nguồn nước cấp cho khu vực sản xuất

+ Địa điểm giám sát: Khu vực sản xuất, nơi cách ly động vật, nơi bảo quản thức ăn dùng cho động vật, nguồn cung cấp nước, khu vực có nguy cơ xuất hiện tác nhân gây bệnh;

+ Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu giám sát: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT

- Thời gian giám sát

+ Thời gian giảm sút được tính từ ngày chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân thực kế hoạch giám sát dịch bệnh;

+ Thời gian giám sát đảm bảo tối thiểu 12 tháng (bao gồm cả thời gian nghỉ giữa các vụ nuôi trong năm) tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công | nhận an toàn dịch bệnh.

Kế hoạch an toàn sinh học được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về kế hoạch an toàn sinh học như sau:

- Xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch an toàn sinh học:

+ Đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kế hoạch bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất tại cơ sở, ứng phó kịp thời với những thay đổi mối nguy gây mất an toàn sinh học tại cơ sở và các khu vực xung quanh; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT

+ Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện, thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kế hoạch bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất tại vùng; ứng phó kịp thời với những thay đổi mối nguy gây mất an toàn sinh hoạt tại vùng và các khu vực xung quanh; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT

- Nội dung kế hoạch an toàn sinh học

+ Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành;

+ Nhận diện, phân tích nguy cơ và các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên | trong cơ sở hoặc vùng:

+ Tổng hợp, cung cấp thông tin, số liệu, bằng chứng về các nguy cơ dịch | bệnh, khả năng tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào hoặc phát tán ra khỏi cơ sở hoặc vùng thông qua các hoạt động tại cơ sở hoặc vùng

- Cơ sở, vùng phải tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng về kiểm soát dịch bệnh đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn cho người trực tiếp | chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và những người khác có liên quan của cơ sở, vùng.

Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Dịch bệnh động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch bệnh động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thông tin dịch bệnh động vật được lưu trữ như thế nào theo quy định của luật?
Pháp luật
Ổ dịch bệnh động vật là gì? Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn?
Pháp luật
Tập trung phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trong tháng 6 2024 được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như thế nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở chăn nuôi xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn khi vệ sinh, khử trùng cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?
Pháp luật
Sử dụng thuốc thú y hết hạn sử dụng để phòng bệnh động vật thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trong thời hạn bao lâu sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh?
Pháp luật
Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là gì? Để được công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Dịch bệnh động vật là gì? Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản khi giám sát dịch bệnh động vật thực hiện các hoạt động nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật mới nhất hiện nay quy định thế nào?
Pháp luật
Giám sát dịch bệnh động vật là gì? Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch bệnh động vật
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,319 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch bệnh động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch bệnh động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào