Khắc phục hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước 2021 và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm?
- Khắc phục tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước 2021 và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm?
- Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các đơn vị lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm sát đúng yêu cầu và khả năng thực hiện như thế nào?
- Quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước và xử lý dứt điểm những trường hợp tạm ứng quá thời hạn
Mới đây, ngày 30/6/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký Nghị quyết 91/2023/QH15 phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021.
TẢI VỀ Nghị quyết 91/2023/QH15
Việc phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước là nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tại khoản 9 Điều 19 Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Khắc phục tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước 2021 và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 91/2023/QH15 Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước:
- Thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm.
+ Trong năm 2023, tiếp tục thực hiện các quyết nghị chưa hoàn thành tại các Nghị quyết của Quốc hội, UBTV Quốc hội liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước; có các giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước có vi phạm trong lập, chấp hành dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 chậm so với thời gian quy định;
Khắc phục tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước 2021 và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm? (Hình internet)
Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các đơn vị lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm sát đúng yêu cầu và khả năng thực hiện như thế nào?
Tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 91/2023/QH15 Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các đơn vị:
- Tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu tiền sử dụng đất bảo đảm bám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và khả năng thực hiện. Quản lý, sử dụng chặt chẽ số tăng thu ngân sách nhà nước bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí;
- Chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm sát đúng yêu cầu và khả năng thực hiện. Quan tâm, chú trọng công tác chuẩn bị đầu tư, lập, phân bổ, giao dự toán, tổ chức, triển khai thực hiện các dự án đầu tư.
+ Đẩy nhanh công tác thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán các chương trình, dự án. Rà soát, xác định chính xác số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2022, báo cáo Quốc hội khi đánh giá giữa kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;
Quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước và xử lý dứt điểm những trường hợp tạm ứng quá thời hạn
Theo nội dung tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 91/2023/QH15 Quốc hội cũng giao Chính phủ chỉ đạo các đơn vị:
- Quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước và xử lý dứt điểm những trường hợp tạm ứng quá thời hạn quy định kéo dài nhiều năm.
+ Trong năm 2023:
++ Thu hồi tối đa các khoản tạm ứng từ năm 2021 trở về trước quá thời hạn quy định;
++ Tiếp tục rà soát các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 sang năm 2022, trong đó làm rõ khoản chi chuyển nguồn hạch toán tại tiểu mục “Kinh phí khác theo quy định của pháp luật” tại các địa phương và kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2021 (đợt 2).
+ Hủy bỏ, thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản chuyển nguồn không đúng quy định, không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định;
++ Thu hồi toàn bộ các khoản ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương năm 2022 và năm 2021 trở về trước quản lý, sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân để cắt giảm bội chi ngân sách trung ương.
+ Không chuyển nguồn sang năm 2023 các khoản ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương quản lý, sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân, phải hủy dự toán, thu hồi về ngân sách trung ương.
++ Rà soát, báo cáo Quốc hội chi tiết số chi chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 đảm bảo đúng quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước 2015 và của cấp có thẩm quyền cho phép;
++ Các khoản tạm ứng theo chế độ quá thời hạn quy định; nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tại ngày 31/12/2022.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng để vừa bảo đảm sử dụng đúng mục đích theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, vừa bảo đảm hiệu quả, chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng không đúng quy định.
+ Tổng hợp báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10 năm 2023) trong nội dung báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15;
- Tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô.
+ Quản lý chặt chẽ việc huy động,sử dụng các khoản vốn vay bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.
+ Phát hành trái phiếu Chính phủ gắn với khả năng giải ngân chi ngân sách nhà nước, trả nợ gốc của ngân sách bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng ngân quỹ nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và pháp luật về quản lý ngân quỹ nhà nước; bố trí nguồn để hoàn trả các khoản vay ngân quỹ nhà nước kéo dài nhiều năm;
- Khẩn trương thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và năm 2020 trở về trước.
+ Trong năm 2023, xử lý, thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản thu, chi, chuyển nguồn ngân sách nhà nước không đúng quy định theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước trong niên độ ngân sách nhà nước năm 2021 và năm 2020 trở về trước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước nhưng chưa xử lý theo quy định tại Điều 73 của Luật Ngân sách nhà nước 2015c;
- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong lập, xét duyệt, thẩm định, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Không trình và xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm đối với:
+ Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định;
+ Các khoản thu, chi đã được Kiểm toán nhà nước kết luận, kiến nghị xử lý trong niên độ kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước trước thời điểm thông báo xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm và các năm trước nhưng chưa xử lý, thu hồi về ngân sách nhà nước.
Xem chi tiết toàn văn tại Nghị quyết 91/2023/QH15 TẢI VỀ
Phụ lục đính kèm Nghị quyết 91/2023/QH15 TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?