Khái niệm triết học là gì? Tổng hợp những vấn đề cơ bản của triết học theo giáo trình triết học Mác-Lê Nin như thế nào?
Khái niệm triết học là gì?
Dưới đây là nguồn gốc và khái niệm triết học
Nguồn gốc của triết học
Triết học là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, triết học ra đời ở cả Phương Đông và Phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI tr.CN) tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời Cổ đại. Ý thức triết học xuất hiện không ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc thực tế từ tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của sự phát triển văn minh, văn hóa và khoa học. Con người, với kỳ vọng được đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã sáng tạo ra những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống phản ánh thế giới xung quanh và thế giới của chính con người. Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại.
Với tinh cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Khái niệm triết học
Có nhiều định nghĩa về triết học, nhưng các định nghĩa thường bao hàm những nội dung chủ yếu sau:
- Triết học là một hình thái ý thức xã hội.
- Khách thể khám phá của triết học là thế giới (gồm cả thế giới bên trong và bên ngoài con người) trong hệ thống chỉnh thể toàn vẹn vốn có của nó.
- Triết học giải thích tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình và quan hệ của thế giới, với mục đích tìm ra những quy luật phổ biến nhất chi phối, quy định và quyết định sự vận động của thế giới, của con người và của tư duy.
- Với tính cách là loại hình nhận thức đặc thù, độc lập với khoa học và khác biệt với tôn giáo, tri thức triết học mang tính hệ thống, lôgíc và trừu tượng về thế giới, bao gồm những nguyên tắc cơ bản, những đặc trưng bản chất và những quan điểm nền tảng về mọi tồn tại.
- Triết học là hạt nhân của thế giới quan.
Triết học là hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, được thể hiện thành hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới, về con người và về tư duy của con người trong thế giới ấy.
Với sự ra đời của Triết học Mác - Lênin, triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Có thể hiểu khái niệm triết học theo nội dung trên.
Khái niệm triết học là gì? Tổng hợp những vấn đề cơ bản của triết học theo giáo trình triết học Mác-Lê Nin như thế nào? (Hình từ Internet)
Những vấn đề cơ bản của triết học là gì?
1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn.
- Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, khi truy tìm nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng, sự vật, hay sự vận động đang cần phải giải thích, thì nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định.
- Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Nói cách khác, khi khám phá sự vật và hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không.
Cách trả lời hai câu hỏi trên quy định lập trường của nhà triết học và của trường phái triết học, xác định việc hình thành các trường phái lớn của triết học.
2. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người được gọi là các nhà duy vật. Học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật, giải thích mọi hiện tượng của thế giới này bằng các nguyên nhân vật chất - nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân vật chất.
- Ngược lại, những người cho rằng ý thức, tinh thần, ý niệm, cảm giác là cái có trước giới tự nhiên, được gọi là các nhà duy tâm. Các học thuyết của họ hợp thành các phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm, chủ trương giải thích toàn bộ thế giới này bằng các nguyên nhân tư tưởng, tinh thần - nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân tinh thần.
- Chủ nghĩa duy vật: Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Chủ nghĩa duy tâm: Chủ nghĩa duy tâm gồm có hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
3. Thuyết có thể biết (Thuyết Khả trị) và thuyết không thể biết (Thuyết Bất khả tri)
Đây là kết quả của cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học. Với câu hỏi “Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?”, tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) trả lời một cách khẳng định: thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người.
Học thuyết triết học khẳng định khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết Khả trị (Gnosticism, Thuyết có thể biết). Thuyết khả tri khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật. Nói cách khác, cảm giác, biểu tượng, quan niệm và nói chung ý thức mà con người có được về sự vật về nguyên tắc, là phù hợp với bản thân sự vật.
Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết không thể biết (thuyết bất khả tri). Theo thuyết này, con người, về nguyên tắc, không thể hiểu được bản chất của đối tượng. Kết quả nhận thức mà loài người có được, theo thuyết này, chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và cắt xén về đối tượng. Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm... của đối tượng mà các giác quan của con người thu nhận được trong quá trình nhận thức, cho dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng. Đó không phải là cái tuyệt đối tin cậy.
Bất khả tri không tuyệt đối phủ nhận những thực tại siêu nhiên hay thực tại được cảm giác của con người, nhưng vẫn khẳng định ý thức con người không thể đạt tới thực tại tuyệt đối hay thực tại như nó vốn có, vì mọi thực tại tuyệt đối đều nằm ngoài kinh nghiệm của con người về thế giới. Thuyết Bất khả tri cũng không đặt vấn đề về niềm tin, mà là chỉ phủ nhận khả năng vô hạn của nhận thức.
Sinh viên học những ngành Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được miễn học phí phải không?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được miễn học phí
1. Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).
7. Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sỹ quan, binh sĩ tại ngũ.
8. Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).
9. Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).
10. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
11. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
14. Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
15. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
16. Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
17. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
18. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
19. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Như vậy, sinh viên sẽ được miễn học phí nếu theo học chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh và Mác-Lê nin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền ban hành lệnh giới nghiêm đúng không? Trong trường hợp nào thì lệnh giới nghiêm được ban bố?
- Lệnh thiết quân luật là gì? Ai quyết định bãi bỏ lệnh thiết quân luật? Lệnh thiết quân luật phải xác định các nội dung gì?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Đoàn viên thanh niên học sinh sinh viên tìm hiểu pháp luật tỉnh Lâm Đồng năm 2024 thế nào?
- Tải về mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự?
- Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?