Khẩn trương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi? Thời gian để lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là khi nào?
Khẩn trương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi?
Ngày 11/2/2023 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện 32/CĐ-TTg năm 2023 về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Thủ tướng Chính phủ điện.
Trước đó, ngày 31 tháng 12 năm 2022 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 170/NQ-CP năm 2022 về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương.
Tuy nhiên qua phản ánh thì tiến độ triển khai lấy ý kiến Nhân dân ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn rất chậm.
Theo đó, để bảo đảm thực hiện tốt Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 170/NQ-CP năm 2022, phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của toàn thể các tầng lớp Nhân dân trong việc xây dựng dự án Luật đất đai (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
- Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương tổ chức lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đơn vị trực thuộc, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình; tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời hạn tại Nghị quyết 170/NQ-CP năm 2022
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Khẩn trương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các đối tượng trên địa bàn, chú trọng đến các tầng lớp Nhân dân, chính sách về đất đai có tính đặc trưng của vùng, miền. Tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời hạn tại Nghị quyết 170/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ.
+ Các địa phương chưa triển khai kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân phải nghiêm túc kiểm điểm việc chậm ban hành Kế hoạch, chậm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
- Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Tổ chức các đoàn công tác để theo dõi, đôn đốc việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi);
+ Thường xuyên cập nhật, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên trang website lấy ý kiến Nhân dân; tiến độ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân của các Bộ, ngành và địa phương;
+ Tập trung mọi nguồn lực để tổ chức việc lấy ý kiến Nhân dân, giải trình tiếp thu ý kiến của Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bảo đảm tiến độ và chất lượng theo Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ.
Xem thêm Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại đây
Khẩn trương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi? Thời gian để lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời gian để các cơ quan lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là khi nào?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục II Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ban hành kèm theo Nghị quyết 170/NQ-CP năm 2022 có nêu:
Thời gian lấy ý kiến
Thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 03 tháng 01 năm 2023 và kết thúc vào ngày 15 tháng 3 năm 2023.
Như vậy, thời gian lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được bắt đầu từ ngày 3.1.2023 và thực hiện đến hết ngày 15.3.2023.
Ai được lấy ý kiến trong đợt lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ban hành kèm theo Nghị quyết 170/NQ-CP năm 2022 có nêu:
Đối tượng lấy ý kiến
Đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm:
- Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác;
- Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.
Như vậy, những đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này gồm có:
- Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác;
- Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?