Kháng nghị quyết định, bản án của vụ án hành chính đã có hiệu lực trước ngày 01/7/2016 như thế nào?
- Kháng nghị quyết định, bản án của vụ án hành chính đã có hiệu lực trước ngày 01/7/2016 như thế nào?
- Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định của vụ án hành chính từ ngày 01/7/2016 được quy định thế nào?
- Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hành chính là bao nhiêu năm?
- Căn cứ kháng nghị tái thẩm bản án, quyết định của vụ án hành chính từ ngày 01/7/2016 được quy định thế nào?
Kháng nghị quyết định, bản án của vụ án hành chính đã có hiệu lực trước ngày 01/7/2016 như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 104/2015/QH13 quy định như sau:
Điều 1
Kể từ ngày Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016):
...
4. Đối với những bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Luật này;
Theo như quy định trên thì những bản án, quyết định của vụ án hành chính đã có hiệu lực thi hành trước ngày 01/7/2016 nhưng không bị kháng mà từ ngày 01/7/2016 thì người có thẩm quyền kháng nghị mới tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì sẽ áp dụng Luật Tố tụng Hành chính 2015 để thực hiện việc kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính đó.
Theo đó, nếu những bản án, quyết định của vụ án hành chính đã có hiệu lực thi hành trước ngày 01/7/2016 và đã được người có thẩm quyền kháng nghị tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01/7/2016 thì sẽ áp dụng quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2010 để giải quyết.
Kháng nghị quyết định, bản án của vụ án hành chính đã có hiệu lực trước ngày 01/7/2016 như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định của vụ án hành chính từ ngày 01/7/2016 được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 255 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 260 của Luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn của người đề nghị theo quy định tại Điều 257 và Điều 258 của Luật này, trừ trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần thiết phải có đơn đề nghị.
Theo như quy định trên thì bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực thi hành sẽ bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ, điều kiện sau:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hành chính là bao nhiêu năm?
Căn cứ vào Điều 263 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Thời hạn kháng nghị phần dân sự trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hành chính là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành.
Căn cứ kháng nghị tái thẩm bản án, quyết định của vụ án hành chính từ ngày 01/7/2016 được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 281 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định về vụ án hành chính đã có hiệu lực của Tòa án như sau:
- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tòa án, đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
- Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
- Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?