Khi có tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không thì thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay như thế nào?
- Khi có tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không thì thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay thế nào?
- Hồ sơ thực hiện thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay khi gặp tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng ra sao?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay khi có tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không?
Khi có tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không thì thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 22 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022, trong trường hợp có tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không, thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay được thực hiện như sau:
(1) Trình tự thực hiện
- Người khai thác cảng hàng không, sân bay báo cáo ngay Cảng vụ hàng không đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không trong thời gian không quá 24 giờ.
- Giám đốc Cảng vụ hàng không có trách nhiệm xem xét, ra quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong thời gian không quá 24 giờ và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
(2) Cách thức thực hiện:
- Báo cáo bằng văn bản trực tiếp;
- Hoặc qua hệ thống bưu chính;
- Trên môi trường điện tử; hoặc
- Hoặc bằng các hình thức khác.
(3) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người khai thác cảng hàng không, sân bay.
(4) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng không.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Cục Hàng không Việt Nam.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng không.
- Cơ quan phối hợp: Cục Hàng không Việt Nam.
(5) Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.
Khi có tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không thì thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay thế nào?
Hồ sơ thực hiện thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay khi gặp tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng ra sao?
Căn cứ nội dung được quy định tại khoản 22.3 tiểu mục 22 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1204/QĐ-BGTVT năm 2022.
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay khi tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng gồm 01 báo cáo của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Trong đó:
- Báo cáo bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; lý do đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay; thời gian đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay khi có tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định 05/2021/NĐ-CP như sau:
Đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay
...
3. Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong thời gian không quá 24 giờ theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 49 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
1. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay là việc cho phép, không cho phép hoạt động của cảng hàng không, sân bay theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; đóng cảng hàng không, sân bay vì lý do bảo đảm an ninh, quốc phòng hoặc các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc tạm thời đóng cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp sau đây:
a) Cải tạo, mở rộng, sửa chữa cảng hàng không, sân bay có khả năng gây mất an toàn cho hoạt động bay;
b) Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi;
c) Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tai nạn tàu bay và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không.
4. Vì sự cố đột xuất, để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định tạm thời đóng cảng hàng không, sân bay không quá hai mươi bốn giờ và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
5. Cảng hàng không, sân bay được mở lại sau khi các lý do quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này đã chấm dứt.
6. Bộ Quốc phòng quyết định mở, đóng sân bay chuyên dùng sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.
Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng.
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp xảy ra tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không là Giám đốc Cảng vụ hàng không.
Theo đó, Giám đốc Cảng vụ hàng không có trách nhiệm xem xét, ra quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong thời gian không quá 24 giờ và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?