Khi đình chỉ thai nghén thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa bao nhiêu ngày theo thai kỳ?
Đối tượng nào được hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Khi đình chỉ thai nghén, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa 40 ngày theo thai kỳ? (Hình ảnh từ Internet)
Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là gì?
Để được hưởng chế độ thai sản, lao động nữ phải thuộc các trường hợp và đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
(1) Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
(2) Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
(3) Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
(4) Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Khi đình chỉ thai nghén, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa 40 ngày theo thai kỳ?
Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian được hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
...
Theo đó, lao động nữ được nghỉ tối đa 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Tuy nhiên, định hướng đề xuất tại Điều 57 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội Tải về thời gian hưởng chế độ khi đình chỉ thai nghén như sau:
Thời gian hưởng chế độ đình chỉ thai nghén
1. Khi đình chi thai nghén thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) Tối đa 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) Tối đa 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi;
2. Thời gian làm việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều tính cả ngày nghỉ lễ, nghi Tết, ngày nghi hằng tuần.
Như vậy, định hướng lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi đình chỉ thai nghén tối đa 40 ngày phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ
Sở dĩ, sự đề xuất thay đổi trên được dựa theo quy định tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016, pháp luật chỉ cho phép phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống và phải đáp ứng những điều kiện sức khỏe, kỹ thuật, trang thiết bị…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?