Khi một bên vợ, chồng không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thì bên còn lại được quyền yêu cầu ly hôn không?
Nghĩa vụ của vợ và chồng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định:
Điều 24.
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Như vậy, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Theo quy định tại Chương III Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nghĩa vụ của vợ và chồng bao gồm:
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng;
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng;
- Tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Nghĩa vụ về tài sản chung, tài sản riêng của vợ và chồng.
Khi một bên vợ, chồng không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thì bên còn lại được quyền yêu cầu ly hôn? (Hình ảnh từ Internet)
Căn cứ ly hôn theo quy định hiện hành là gì?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án giải quyết ly hôn theo các căn cứ sau đây:
- Ly hôn thuận tình;
- Ly hôn theo yêu càu của một bên:
+ Có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;
+ Một bên vợ, chồng bị Tòa án Tuyên bố mất tích.
Khi một bên vợ, chồng không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thì bên còn lại được quyền yêu cầu ly hôn không?
Đề xuất tại Điều 2 Dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình do Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành về căn cứ cho ly hôn như sau:
Căn cứ cho ly hôn
1. Tòa án công nhận thuận tình ly hôn đối với trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Hai bên tự nguyện ly hôn;
b) Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
2. Trường hợp thuận tình ly hôn thông qua hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên tham gia hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
3. Toà án quyết định cho ly hôn theo quy định tại Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Bạo lực gia đình bao gồm bạo lực vật chất, như: Vợ, chồng thường xuyên đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe; bạo lực tinh thần như: lăng mạ, sỉ nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín khiến người bị ngược đãi bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần.
4. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
Vợ, chồng đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính đã được những người họ hàng của bên vợ và chồng hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở,.
Vợ, chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
5. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
6. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống.
Theo đó, khi một bên vợ, chồng không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thì bên còn lại được quyền yêu cầu ly hôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?