Khi nào đối tượng thanh tra bị thu hồi tài sản? Mẫu Quyết định thu hồi tài sản được quy định thế nào?
- Ai có thẩm quyền ra quyết định thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra? Khi nào quyết định thu hồi tài sản được ban hành?
- Quyết định thu hồi tài sản có phải lập thành văn bản không?
- Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ gì đối với quyết định thu hồi?
- Mẫu Quyết định thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra ra sao?
Ai có thẩm quyền ra quyết định thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra? Khi nào quyết định thu hồi tài sản được ban hành?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản Điều 91 Luật Thanh tra 2022 có quy định về việc thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra như sau:
Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra
1. Người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu hồi tài sản khi đối tượng thanh tra có hành vi chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước mà không phải đợi kết luận thanh tra, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Quyết định thu hồi tài sản phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài sản phải thu hồi, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thời gian thực hiện, trách nhiệm của đối tượng có tài sản bị thu hồi. Đối tượng có tài sản bị thu hồi phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi.
Người ra quyết định thu hồi tài sản có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định thu hồi đó.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người có thẩm quyền thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra được xác định là Người ra quyết định thanh tra.
Người ra quyết định thanh tra sẽ thực hiện quyết định thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra trong trường hợp phát hiện những hành vi sau:
- Chiếm đoạt tài sản;
- Chiếm giữ tài sản;
- Sử dụng trái pháp luật tài sản;
- Làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Khi đó, quyết định thu hồi tài sản được thực hiện ngay mà không cần phải đợi kết luận thanh tra.
Trong quá trình thực hiện quyết định thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra, Người ra quyết định thu hồi tài sản có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định đó.
Khi nào đối tượng thanh tra bị thu hồi tài sản? Mẫu Quyết định thu hồi tài sản được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Quyết định thu hồi tài sản có phải lập thành văn bản không?
Về hình thức của quyết định thu hồi tài sản, khoản 2 Điều 91 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:
Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra
...
2. Quyết định thu hồi tài sản phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài sản phải thu hồi, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thời gian thực hiện, trách nhiệm của đối tượng có tài sản bị thu hồi. Đối tượng có tài sản bị thu hồi phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi.
Theo quy định trên, quyết định của gười ra quyết định thanh tra về việc thu hồi tài sảm cần phải thực hiện dưới dạng văn bản.
Trong đó, cần làm rõ những nội dung sau:
- Thông tin tài sản phải thu hồi;
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thời gian thực hiện việc thu hồi;
- Trách nhiệm của đối tượng thanh tra có tài sản bị thu hồi.
Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ gì đối với quyết định thu hồi?
Theo khoản 2 Điều 91 Luật Thanh tra 2022 có quy định đối tượng thanh tra có tài sản bị thu hồi phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi.
Đồng thời, Điều 93 Luật Thanh tra 2022 có quy định về nghĩa vụ của đối tượng thanh tra như sau:
Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
1. Chấp hành quyết định thanh tra.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người tiến hành thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của người tiến hành thanh tra và của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Như vậy, khi người có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi tài sản, đối tượng thanh tra có tài sản bị thu hồi có trách nhiệm thực hiện theo những nghĩa vụ nêu trên.
Mẫu Quyết định thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra ra sao?
Khoản 6 Điều 23 Thông tư 06/2021/TT-TTCP có quy định về các mẫu văn bản thực hiện quyền trong thanh tra như sau:
Mẫu văn bản thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra
...
6. Quyết định thu hồi tiền được thực hiện theo Mẫu số 23, Quyết định thu hồi tài sản được thực hiện theo Mẫu số 24 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì quyết định thu hồi tài sản được thực hiện theo mẫu tại Mẫu số 24 ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-TTCP.
Trong đó, mẫu Quyết định thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra bao gồm những nội dung sau:
- Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có);
- Tên cơ quan ra quyết định thu hồi tài sản;
- Chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định thu hồi tài sản;
- Chức danh của Người ra quyết định thanh tra;
- Các căn cứ khác để ban hành quyết định;
- Tên cuộc thanh tra;
- Lý do của việc thu hồi tài sản;
- Tên, chủng loại, số lượng, tình trạng của tài sản bị thu hồi;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có tài sản bị thu hồi;
- Cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao giao quản lý tài sản bị thu hồi;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có);
- Chữ viết tắt đơn vị soạn thảo và số lượng bàn lưu (nếu cần);
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Tải Mẫu Quyết định thu hồi tài sản Tại đây.
Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?