Khi nào hoàn thành chiến lược phát triển phát thanh, truyền hình về quy trình xử lý đối với nghệ sĩ có hành vi vi phạm pháp luật?

Khi nào hoàn thành chiến lược phát triển phát thanh, truyền hình về quy trình xử lý đối với nghệ sĩ có hành vi vi phạm pháp luật? chị Ngọc Trinh - Trà Vinh

Ngày 31/03/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 về Kế hoạch hành động cập nhật Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025 .

Chiến lược phát triển phát thanh, truyền hình, quy trình mới với nghệ sỹ vi phạm pháp luật sẽ bị hạn chế phát sóng, biểu diễn,...hoàn thành khi nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 quy định xây dựng, triển khai các nhiệm vụ chuyên đề về quản lý thông tin trên môi trường mạng, tăng tỷ lệ thông tin tích cực

TT

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời gian hoàn thành

1

Định hướng, chỉ đạo trực tuyến mạng lưới trang tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội có lượng người truy cập lớn

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử



Các mạng xã hội, các trang TTĐT tổng hợp


Mạng lưới trang thông tin điện tử và mạng xã hội có người truy cập lớn.


Thực hiện thường xuyên



2

Quản lý người nổi tiếng trên mạng



Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử



Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)



Quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với nghệ sỹ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục

Tháng 10/2023



3

Tổ chức Hội nghị kết nối với các mạng lưới đa kênh (MCN) và các người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên mạng.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử




Hội nghị



Tháng 5/2023



4

Điều hướng dòng tiền quảng cáo xuyên biên giới vào các cơ quan báo chí chính thống, các nền tảng nội dung số, website, các kênh, tài khoản đã được cấp phép hoặc có đăng ký hoạt động với Bộ TT&TT (quảng cáo trên white list, chặn quảng cáo black list).

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử



Các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo trực tuyến, các nhà sản xuất nội dung



Bộ danh sách “White list” “Black List” công bố trên Cổng TTĐT của Bộ và trang TTĐT của Cục



Tháng 12/2023



5

Duy trì đấu tranh buộc các nền tảng xuyên biên giới: chặn, gỡ thông tin xấu độc với tỷ lệ đáp ứng cao (90-95%), thời gian xử lý <24h; khóa các trang, kênh vi phạm nghiêm trọng; phát triển thuật toán để chặn hiệu quả các quảng cáo sai sự thật; gỡ các game không phép trên Google Store và Apple Store.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử




Ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung xấu độc trên môi trường mạng



Thường xuyên.



6

Kiểm tra các nền tảng xuyên biên giới: Thí điểm giám sát, kiểm tra các nền tảng xuyên biên giới chưa có Văn phòng tại Việt Nam.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử



Thanh tra Bộ



Đoàn kiểm tra



Tháng 9/2023



7

Hoàn thiện bộ máy nhân sự, tài chính và hệ thống kỹ thuật để vận hành Trung tâm xử lý tin giả

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử




Bộ phận tiếp nhận tin giả Cổng tingia.gov.vn



Vận hành Hàng năm (2021-2025)



8

Vận hành hiệu quả Trung tâm bản quyền phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử



Các Đài PTTH



Hoạt động bảo vệ bản quyền nội dung số trên lĩnh vực PTTH và TTĐT



Thường xuyên


Như vậy, Quản lý người nổi tiếng trên mạng là 1 trong 19 nhóm nhiệm vụ trọng tâm được nêu ra trong Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 sẽ dự kiến được hoàn thành vào sắp tới.

Theo đó, vào tháng 10/2023, sẽ hoàn thành quy trình xử lý đối với nghệ sĩ có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục. Nhiệm vụ này sẽ do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử chủ trì phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

quy trình mới

Khi nào hoàn thành chiến lược phát triển phát thanh, truyền hình về quy trình xử lý đối với nghệ sĩ có hành vi vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ nào được đề ra để quản lý trên môi trường mạng nhằm thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025?

Bện cạnh việc đưa ra biện pháp quản lý nghệ sĩ, KOLs trên môi trường mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông (trực tiếp là Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) còn đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp khác để quản lý thông tin trên mạng tại Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023 như sau:

- Tổ chức hội nghị kết nối với các mạng lưới đa kênh (MCN) và những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên mạng vào tháng 5-2023 nhằm để kết nối, định hướng thông tin và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật.

- Tổ chức đoàn kiểm tra các nền tảng xuyên biên giới, trong đó tập trung thí điểm giám sát, kiểm tra các nền tảng xuyên biên giới chưa có văn phòng tại Việt Nam…

- Bên cạnh đó, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử sẽ thường xuyên duy trì đấu tranh buộc các nền tảng xuyên biên giới phải chặn, gỡ thông tin xấu độc với tỷ lệ đáp ứng cao, từ 90-95%, với thời gian xử lý dưới 24 giờ

- Khóa các trang, kênh vi phạm nghiêm trọng; phát triển thuật toán để chặn hiệu quả các quảng cáo sai sự thật;

- Gỡ các game không phép trên Google Store và Apple Store.

- Đồng thời, thường xuyên định hướng, chỉ đạo trực tuyến mạng lưới trang tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội có lượng người truy cập lớn, bảo đảm hoạt động đúng quy định.

Mục tiêu của Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử với lĩnh vực thông tin điện tử là gì?

Theo Quyết định 512/QĐ-BTTTT năm 2023, kế hoạch đã cập nhật các mục tiêu của Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử. Trong đó với lĩnh vực thông tin điện tử, các mục tiêu chính cần đạt gồm:

- Xử lý từ 80% trở lên các trang thông tin điện tử và mạng xã hội có hoạt động “báo hóa”, tiến tới xử lý dứt điểm

- Đấu tranh, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới đạt từ 90-95%

- Tăng số lượng tài khoản người dùng mạng xã hội Việt Nam từ 90 triệu tài khoản lên 120 triệu tài khoản

- Thị phần quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp trong nước tăng từ 5-10%.

Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đặt trụ sở ở đâu? Cục trưởng chịu trách nhiệm trước ai?
Pháp luật
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có phải cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông không?
Pháp luật
Khi nào hoàn thành chiến lược phát triển phát thanh, truyền hình về quy trình xử lý đối với nghệ sĩ có hành vi vi phạm pháp luật?
Pháp luật
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử
1,168 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào