Khi nào người tham gia nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ? Đi nghĩa vụ quân sự về nhận được bao nhiêu tiền?
Thế nào là xuất ngũ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về khái niệm xuất ngũ cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
Theo đó, xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
Khi nào người tham gia nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ? Đi nghĩa vụ quân sự về nhận được bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người tham gia nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về điều kiện để người tham gia nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ cụ thể như sau:
Điều kiện xuất ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này.
Theo đó, điều kiện để người tham gia nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ cụ thể như sau:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ (hết 24 tháng; hoặc hết 30 tháng trong trường hợp kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ);
- Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc trong các trường hợp: Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; Là con của bệnh binh, thương binh, liệt sĩ…
Quyền lợi mà người tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng khi xuất ngũ bao gồm những gì?
Sau khi hoàn thành đợt khóa huấn luyện, người tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được xuất ngũ. Những quyền lợi mà người tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng cụ thể như sau:
Hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định rằng:
Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
Theo đó hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội được trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương cơ sở theo quy định tại thời điểm xuất ngũ;
Mà cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
Căn cứ quy định này, nếu xuất ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được hưởng ít nhất 2 tháng lương cơ sở cho mỗi năm phục vụ trong quân đội.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng;
Từ đó có thể tính được mức trợ cấp của hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sau khi phục vụ đủ 24 tháng trong quân đội như sau: 1.490.000 đồng x 4 = 5.960.000 đồng.
Hưởng thêm trợ cấp nếu phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng
Khoản 2 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Theo đó,
- Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 2 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;
- Nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng lương cơ sở
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định
Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
Như vậy, hiện nay, nếu xuất ngũ khoản trợ cấp này được tính như sau: 1.490.000 đồng x 6 = 8.940.000 đồng.
Hưởng tiền bảo hiểm xã hội một lần
Đối với quy định về hưởng tiền bảo hiểm xã hội một lần thì tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định rằng hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn là đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đồng thời, tại điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định rằng các đối tượng này sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi xuất ngũ.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?