Khi nào tăng lương người lao động? Cải cách tiền lương 2024 có ảnh hưởng lương người lao động không?
Khi nào người lao động được tăng lương?
Căn cứ Công văn 470/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã có ý kiến về việc rà soát, điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 như sau:
2. Rà soát, đánh giá việc điều chỉnh phân vùng hiện hành. Trường hợp có đề xuất điều chỉnh phân vùng thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp trao đổi bằng văn bản với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp tỉnh, các Hiệp hội nghề nghiệp, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trên địa bàn, báo cáo để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ý kiến gửi về Bộ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ ghi nhận những đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sau khi đã thực hiện theo quy trình nêu trên để báo cáo Chính phủ.
... đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 gắn với bối cảnh dự báo.
Như vậy, dự kiến, trong năm 2024 có thể sẽ điều chỉnh tăng lương tối thiểu.
Khi đó, người lao động làm việc theo hợp đồng sẽ được tăng lương tối thiểu.
Đây là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Khi nào tăng lương người lao động? Cải cách tiền lương 2024 có ảnh hưởng lương người lao động không? (Hình từ Internet)
Cải cách tiền lương 2024 có ảnh hưởng lương người lao động không?
Theo phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 của Chủ tịch Quốc hội, rất có thể việc cải cách tiền lương sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/7/2024.
Theo đó, căn cứ Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đối tượng được thực hiện chính sách cải cách tiền lương 2024 bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
- Người lao động trong doanh nghiệp.
Như vậy, chính sách cải cách tiền lương 2024 cũng có những tác động đáng kể đối với tiền lương người lao động trong doanh nghiệp.
Cụ thể:
- Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương.
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương người lao động (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
- Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động. Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thoả thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước:
+ Thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương.
+ Thực hiện giao khoán chi phí tiền lương người lao động, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ cấu tiền lương mới sau khi cải cách tiền lương thay đổi thế nào?
(1) Đối với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang (Khu vực công)
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu những nội dung cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công).
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Trong đó, cơ cấu tiền lương của cán bộ công chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
(2) Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Căn cứ khoản 3.2 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
Nội dung cải cách
...
3.2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
...
b) Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
Theo đó, cơ cấu tiền lương người lao động trong doanh nghiệp sẽ do từng doanh nghiệp quyết định, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?