Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải ứng xử thế nào? Ứng xử với đơn vị được kiểm toán ra sao?
Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải ứng xử thế nào? Ứng xử với đơn vị được kiểm toán ra sao?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán như sau:
(1) Kiểm toán viên nhà nước ngoài việc thực hiện quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước, phải thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước và các văn bản khác có liên quan.
(2) Tuân thủ đầy đủ các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
(3) Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải sử dụng trang phục và thẻ Kiểm toán viên nhà nước hoặc giấy tờ hợp pháp theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 5 Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định ứng xử trong quan hệ với đơn vị được kiểm toán như sau:
(1) Khi giao tiếp với đơn vị được kiểm toán phải có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, lắng nghe, tôn trọng, thiện chí, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; giữ gìn uy tín, danh dự của Kiểm toán nhà nước.
(2) Kiểm toán viên nhà nước phải rèn luyện và sử dụng các kỹ năng giao tiếp như nghe, đọc, nói và kỹ năng trình bày, diễn giải phù hợp với từng mối quan hệ; rèn luyện khả năng tự kiềm chế, kiểm soát bản thân, tránh nổi nóng hoặc tranh luận to tiếng với người giao tiếp.
(3) Không được lợi dụng danh nghĩa Kiểm toán nhà nước để thực hiện các hành vi trái quy định của Đảng, Nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước.
(4) Không được cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; bảo mật thông tin của đơn vị được kiểm toán; tôn trọng các quy định nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải ứng xử thế nào? Ứng xử với đơn vị được kiểm toán ra sao? (Hình ảnh Internet)
Mục đích quy định các quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 1337/QĐ-KTNN năm 2024 quy định mục đích như sau:
Mục đích
1. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
2. Cụ thể hoá và thực hiện công khai việc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong quá trình tham gia hoạt động kiểm toán và trong quan hệ xã hội.
3. Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước; nâng cao uy tín của Kiểm toán nhà nước; tăng cường hiệu quả hoạt động, chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
4. Làm căn cứ để các tổ chức và cá nhân có liên quan giám sát việc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong quá trình tham gia hoạt động kiểm toán và trong quan hệ xã hội; đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
5. Làm căn cứ để các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước (theo thẩm quyền được phân cấp) xử lý trách nhiệm khi Kiểm toán viên nhà nước vi phạm các quy định, chuẩn mực ứng xử trong quá trình tham gia hoạt động kiểm toán và trong quan hệ xã hội.
Như vậy, quy định các quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước với mục đích sau:
- Thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
- Cụ thể hoá và thực hiện công khai việc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong quá trình tham gia hoạt động kiểm toán và trong quan hệ xã hội.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước; nâng cao uy tín của Kiểm toán nhà nước; tăng cường hiệu quả hoạt động, chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Làm căn cứ để các tổ chức và cá nhân có liên quan giám sát việc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong quá trình tham gia hoạt động kiểm toán và trong quan hệ xã hội; đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
- Làm căn cứ để các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước (theo thẩm quyền được phân cấp) xử lý trách nhiệm khi Kiểm toán viên nhà nước vi phạm các quy định, chuẩn mực ứng xử trong quá trình tham gia hoạt động kiểm toán và trong quan hệ xã hội.
Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước bao gồm:
Nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
1. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.
Như vậy, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước thực hiện theo 02 nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?