Khi tính định mức thực tế của sản phẩm thì doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không?

Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nội địa) nhập khẩu hàng hóa từ cả 03 nguồn: nhập khẩu từ nước ngoài (loại hình E31); nhập từ các doanh nghiệp nội địa khác theo chỉ định của người bán ở nước ngoài (loại hình A12); mua từ trong nước, sử dụng hóa đơn GTGT, không mở tờ khai. Như vậy cùng một mã nguyên liệu, doanh nghiệp nhập từ cả 03 nguồn. Vậy khi doanh nghiệp tính định mức thực tế của sản phẩm, doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không? Trong khi báo cáo quyết toán hàng sản xuất xuất khẩu không yêu cầu phải báo cáo cho lượng nguyên liệu, vật tư nhập theo tờ khai nhập A12 và mua từ nội địa?

Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu?

Theo quy định tại Điều 59 Luật Hải quan 2014 quy định về trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu cụ thể như sau:

(1) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng.

(2) Cơ quan hải quan có trách nhiệm:

- Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

- Kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

- Kiểm tra việc quyết toán, quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.

(3) Việc kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Điều này thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

Khi doanh nghiệp tính định mức thực tế của sản phẩm, doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không?

Khi tính định mức thực tế của sản phẩm thì doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không?

Định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu là bao nhiêu?

Tại khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu cụ thể như sau:

(1) Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá để sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh… thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2);

Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.

(2) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này.

Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức thực tế).

Vật tư không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn kho của vật tư này.

(3) Tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan sử dụng định mức thực tế sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn thuế, không thu thuế hoặc khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.

Khi doanh nghiệp tính định mức thực tế của sản phẩm, doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 31 Bảng giải đáp thắc mắc ban hành kèm Công văn 5529/TCHQ-TXNK năm 2021 xử lý vướng mắc Nghị định 18/2021/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành có trả lời câu hỏi trên cụ thể như sau:

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp sản phẩm sản xuất được cấu thành từ cả 03 nguồn (Nhập khẩu từ nước ngoài (loại hình E31), nhập từ các doanh nghiệp nội địa khác theo chỉ định của người bán ở nước ngoài (loại hình A12), mua từ trong nước, sử dụng hóa đơn GTGT, không mở tờ khai) thì doanh nghiệp chỉ khai báo định mức thực tế cho cơ quan hải quan đối với phần nguyên liệu, vật tư đã được giải quyết miễn thuế theo mã loại hình E31.

Việc xây dựng định mức đối với nguyên liệu mua từ trong nước và nguồn nhập từ các doanh nghiệp nội địa khác theo chỉ định của người bán ở nước ngoài (loại hình A12) để sản xuất sản phẩm do doanh nghiệp tự xây dựng và quản lý nội bộ.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Sản xuất xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người được giao nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ tổ chức, cá nhân hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Bán phế liệu, phế phẩm từ hoạt động sản xuất xuất khẩu cần phải làm gì, khai báo hải quan như thế nào?
Khi tính định mức thực tế của sản phẩm thì doanh nghiệp có cần tính cả lượng nguyên liệu từ nguồn A12 và nguồn mua trong nước hay không?
Pháp luật
Nhập khẩu bình khí gas theo loại hình sản xuất xuất khẩu có được không? Pháp luật quy định hình thức này như thế nào?
Pháp luật
Nguyên liệu nhập khẩu sản xuất xuất khẩu nhưng lại tiêu hủy tại Việt Nam thì có được miễn thuế nhập khẩu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản xuất xuất khẩu
29,079 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản xuất xuất khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản xuất xuất khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào