Khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc thì ai là người có trách nhiệm phải chi trả chi phí cứu hộ?
Tổ chức thực hiện cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 32/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP) quy định tổ chức thực hiện cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc như sau:
Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc
...
3. Tổ chức thực hiện cứu hộ:
a) Người điều khiển hoặc chủ phương tiện có quyền, nghĩa vụ tổ chức cứu hộ, bao gồm cả hình thức thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện cứu hộ phương tiện, hàng hóa, người tham gia giao thông trên phương tiện của mình;
b) Tổ chức, cá nhân cứu hộ phải có mặt tại hiện trường trong thời gian ngắn nhất sau khi nhận được thông tin để thực hiện cứu hộ người, phương tiện, hàng hóa bị nạn ra khỏi đường cao tốc;
c) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn hoặc chủ phương tiện có trách nhiệm chi trả chi phí cứu hộ.
d) Người điều khiển hoặc chủ phương tiện không thực hiện cứu hộ kịp thời, dẫn đến ảnh hưởng trật tự, an toàn giao thông, ùn tắc giao thông thì đơn vị khai thác, bảo trì có trách nhiệm thực hiện cứu hộ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chi phí cứu hộ do người điều khiển phương tiện chi trả, nếu người điều khiển phương tiện không thực hiện chi trả thì chủ phương tiện có trách nhiệm chi trả. Việc chi trả chi phí cứu hộ đối với trường hợp này được thực hiện trước khi bàn giao phương tiện cho người điều khiển hoặc chủ phương tiện.
đ) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chủ phương tiện không phải chi trả chi phí cứu hộ khi nguyên nhân gây tai nạn do sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác theo quy định của Bộ Luật dân sự
Theo như quy định trên, khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn hoặc chủ phương tiện có trách nhiệm chi trả chi phí cứu hộ.
Bên cạnh đó nếu nguyên nhân gây tai nạn do sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác theo quy định của Bộ Luật dân sự thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chủ phương tiện không phải chi trả chi phí cứu hộ.
Khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc thì ai là người có trách nhiệm phải chi trả chi phí cứu hộ?
Cơ quan Công an có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 32/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP) quy định trách nhiệm của cơ quan Công an khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc như sau:
Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc
....
6. Cơ quan Công an chỉ huy lực lượng của mình đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất kể từ khi nhận được thông tin, chủ trì phối hợp với các lực lượng giải quyết tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất để đưa đường cao tốc vào hoạt động bình thường.
Theo như quy định trên, Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ huy lực lượng của mình đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất kể từ khi nhận được thông tin.
Đồng thời chủ trì phối hợp với các lực lượng giải quyết tai nạn, sự cố trong thời gian ngắn nhất để đưa đường cao tốc vào hoạt động bình thường.
Thực hiện phòng cháy, chữa cháy đối với công trình đường cao tốc như thế nào?
Căn cứ theo quy định khoản 8 Điều 16 Nghị định 32/2014/NĐ-CP ( bổ sung bởi điểm d khoản 11 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc
...
8. Thực hiện phòng cháy, chữa cháy đối với công trình đường cao tốc:
a) Hầm đường cao tốc, các trung tâm quản lý, điều hành giao thông và các hạng mục cần thiết khác phải được trang bị hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, quy trình vận hành khai thác công trình.
b) Người quản lý sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm xây dựng biện pháp phòng cháy, chữa cháy; tổ chức tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy, phân công thực hiện; rà soát tình trạng, sửa chữa, bổ sung, thay thế hệ thống và thiết bị phòng cháy, chữa cháy, mua bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
Chi phí thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy được tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình và chi phí quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì công trình.
c) Đơn vị khai thác, bảo trì có trách nhiệm tham gia xây dựng biện pháp phòng cháy, chữa cháy, tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy, thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy theo phân công; thường xuyên kiểm tra hệ thống và thiết bị phòng cháy, chữa cháy để kịp thời sửa chữa, thay thế các hạng mục, thiết bị hư hỏng, không sử dụng được
Theo như quy định trên, việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy đối với công trình đường cao tốc được thực hiện theo quy định trên.
Nghị định 25/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?