Khoán bảo vệ rừng thuộc chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững được quy định như thế nào?
- Quy định về việc khoán bảo vệ rừng thuộc chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững như thế nào? Ai được nhận khoán bảo vệ rừng?
- Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng thuộc chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững là bao nhiêu?
- Phương thức khoán bảo vệ rừng thuộc chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững hiện nay là gì?
Quy định về việc khoán bảo vệ rừng thuộc chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững như thế nào? Ai được nhận khoán bảo vệ rừng?
Trước hết về định nghĩa, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 168/2016/NĐ-CP:
Khoán rừng, vườn cây, mặt nước là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một thời hạn nhất định.
Như vậy, khóa bảo vệ rừng có thể hiểu là hình thức thỏa thuận việc bảo vệ rừng giữa bên khoán là nhà nước và bên nhận khoán trong một thời gian.
Các quy định về khoán bảo vệ rừng trong chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững quy định về đối tượng rừng được khoán và các bên khoán và nhận khoán bảo vệ rừng như sau, căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT:
Khoán bảo vệ rừng
1. Đối tượng rừng
Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho Tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
2. Bên khoán bảo vệ rừng:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty nông, lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 168/2016/NĐ-CP);
b) Tổ chức, đơn vị được giao rừng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Bên nhận khoán bảo vệ rừng:
a) Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2020; cộng đồng dân cư theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 nơi có đối tượng khoán;
b) Các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
Khoán bảo vệ rừng thuộc chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng thuộc chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT:
- Mức hỗ trợ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 6 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng như sau:
Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng
...
3. Khoán quản lý bảo vệ rừng: Bình quân 300.000 đồng/ha/năm. Mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Trong đó hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5 năm.
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân ở các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo.
b) Đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo và cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
c) Đối với khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020.
Phương thức khoán bảo vệ rừng thuộc chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững hiện nay là gì?
Hiện nay căn cứ điểm a khoản 7 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT quy định một hình thức khoán bảo vệ rừng là thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hằng năm.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 168/2016/NĐ-CP, thì hợp đồng khoán được hiểu là văn bản thỏa thuận dân sự về nội dung khoán và các nội dung giao kết khác giữa bên khoán và bên nhận khoán.
Ngoài ra, căn cứ điểm b khoản 7 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT hằng năm bên giao khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định pháp luật, mà cụ thể là theo Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?