Khoản chi mua sắm là xe ô tô và các phương tiện vận tải của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước kiểm soát ra sao?

Khoản chi mua sắm là xe ô tô và các phương tiện vận tải của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước kiểm soát ra sao? - Câu hỏi của anh D.L (Bình Thuận).

Khoản chi mua sắm là xe ô tô và các phương tiện vận tải được Kho bạc Nhà nước kiểm soát ra sao?

Căn cứ tại tiết a điểm 2.2 khoản 2 Điều 5 Thông tư 17/2024/TT-BTC nêu rõ nội dung chi cụ thể đối với chi mua sắm tài sản công là xe ô tô và phương tiện vận tải khác máy móc, thiết bị mà Kho bạc nhà nước kiểm soát như sau:

- Trường hợp không thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung:

+ Kho bạc Nhà nước kiểm soát đảm bảo không vượt đơn giá tối đa theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định 72/2023/NĐ-CP; Nghị định 85/2018/NĐ-CP; Quyết định 50/2017/QĐ-TTg và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.

+ Đối với tài sản chuyên dùng: Kho bạc Nhà nước kiểm soát đảm bảo có trong danh mục máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại) tại Văn bản quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của cấp có thẩm quyền ban hành.

- Trường hợp phải thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung:

Kho bạc Nhà nước căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách, các điều khoản được quy định trong hợp đồng, Biên bản nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận tài sản (theo Mẫu số 06/TSC-MSTT kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP) để kiểm soát đảm bảo: Tên tài sản, đơn vị tính, số lượng, giá mua theo đúng quy định của hợp đồng, không vượt giá trị hợp đồng và đơn giá tối đa theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định 72/2023/NĐ-CP; Nghị định 85/2018/NĐ-CP; Quyết định 50/2017/QĐ-TTg; và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.

+ Đối với tài sản chuyên dùng: Kho bạc Nhà nước kiểm soát đảm bảo có trong danh mục máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại) tại Văn bản quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của cấp có thẩm quyền ban hành.

Khoản chi mua sắm là xe ô tô và các phương tiện vận tải của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước kiểm soát ra sao?

Khoản chi mua sắm là xe ô tô và các phương tiện vận tải của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước kiểm soát ra sao?

Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 17/2024/TT-BTC có nêu rõ nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước như sau:

- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán theo quy định tại khoản 5 Điều 56 Luật Ngân sách nhà nước 2015, cụ thể:

+ Chi NSNN chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 Luật Ngân sách nhà nước 2015; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chỉ, số dư tài khoản của đơn vị còn đủ để chi.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ chi và các hồ sơ kèm theo chứng từ chi thuộc thủ tục hành chính gủ. Kho bạc Nhà nước được quy định tại các Nghị định của Chính phủ.

Trường hợp chứng từ chi và các hồ sơ kèm theo chứng từ chi đơn vị sử dụng ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước cố tình giả mạo, thay thế nội dung, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Đối với các hồ sơ không thuộc thủ tục hành chính gửi Kho bạc Nhà nước được quy định tại các Nghị định của Chính phủ, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm kiểm soát nội dung thanh toán, hồ sơ thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.

+ Kho bạc Nhà nước kiểm soát định mức (mức chi) theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ thì kiểm soát đảm bảo theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ.

- Các khoản chi thực hiện theo nguyên tắc tạm ứng thanh toán theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 163/2016/NĐ-CP

- Các khoản chi tạm ứng và thanh toán bằng tiền mặt phải được thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư hướng dẫn quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước của Bộ Tài chính.

- Trường hợp các khoản chi NSNN thực hiện bằng hình thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước, việc kiểm soát, thanh toán của Kho bạc Nhà nước phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tại: Nghị định 165/2018/NĐ- CP; Nghị định 11/2020/NĐ-CP; Nghị định 45/2020/NĐ-CP; Thông tư 87/2021/TT-BTC

Khi nào được mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định như sau:

Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.
2. Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.
3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.
4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Theo đó việc mua sắm trụ sở làm việc và mua sắm tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.

Thông tư 17/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2024.

Mua sắm tập trung
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đơn vị mua sắm tập trung thuốc thiết bị y tế vật tư xét nghiệm quốc gia có phải là đơn vị thuộc Bộ Y tế không?
Pháp luật
Mua sắm tập trung có được tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu hay không? Và quy trình thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Đơn vị mua sắm tập trung có thể ký kết văn bản thỏa thuận khung với nhiều nhà thầu cùng lúc không?
Pháp luật
Danh mục nào hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung? Mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu nào?
Pháp luật
Ưu đãi trong mua sắm tập trung đối với thuốc được áp dụng với những loại thuốc nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Thuốc có chủng loại tương tự trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc là thuốc như thế nào?
Pháp luật
Quy trình mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi gồm bao nhiêu bước theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Mẫu Thỏa thuận khung áp dụng đối với mua sắm tập trung trong đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập?
Pháp luật
Việc mua sắm tập trung được thực hiện thông qua đơn vị nào? Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư như thế nào?
Pháp luật
Có thể áp dụng phương pháp mua sắm tập trung với thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua sắm tập trung
2,600 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua sắm tập trung

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua sắm tập trung

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào