Khối lượng kiến thức, thời gian, cấu trúc, tài liệu chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ năm 2022?

Phương pháp và khối lượng chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ? Cấu trúc chương trình và biên soạn tài liệu chương trình như thế nào? Cảm ơn!

Phương pháp thiết kế chương trình và tổ chức dạy- học chức danh nghề nghiệp bác sĩ như thế nào?

Căn cứ Phần IV, Phần VI Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1743/QĐ-BYT năm 2022 quy định chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ như sau:

Thứ nhất, phương pháp thiết kế chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ:

- Cấu trúc nội dung chương trình gồm các phần: kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước, kĩ năng chung để làm việc và phần kiến thức, thái độ, kỹ năng chuyên

môn, đạo đức nghề nghiệp.

- Chương trình được biên soạn theo quy trình biên soạn chương trình bồi dưỡng viên chức hiện hành.

- Học viên học đủ các chuyên đề, làm đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra, tiểu luận của chương trình sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.

Thứ hai, phương án tổ chức dạy- học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ:

- Các hoạt động của chương trình bồi dưỡng (học lý thuyết- thực hành, thực tế, kiểm tra, ..) có thể triển khai trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp - trực tuyến và

ưu tiên phương án dạy - học trực tiếp.

- Cơ sở được phép đào tạo chủ động xây dựng qui định về dạy-học và hướng dẫn, giám sát việc thực hiện của học viên.

Như vậy, phương pháp thiết kế chương trình và tổ chức dạy- học được quy định như trên.

Khối lượng, thời gian của chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ?

Căn cứ Mục 1, Mục 2 Phần V Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1743/QĐ-BYT năm 2022 quy định khối lượng, thời gian chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ như sau:

Thứ nhất, khối lượng kiến thức:

- Chương trình gồm có các chuyên đề, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa, được cấu trúc thành 2 phần:

+ Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung gồm 4

chuyên để dạy-học.

+ Phần II: Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, gồm 11 chuyên đề dạy-học; kiểm tra, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.

Thứ hai, thời gian bồi dưỡng: tổng số 200 tiết học.

+ Lý thuyết: 80 tiết

+ Thực hành, thực tế, viết tiểu luận cuối khóa: 116 tiết

+ Kiểm tra: 4 tiết

Như vậy, khối lượng, thời gian của chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ được quy định như trên.

Phương pháp và khối lượng chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ được quy định năm 2022?

Khối lượng kiến thức, thời gian, cấu trúc, tài liệu chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ năm 2022? (Hình từ internet)

Cấu trúc chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ?

Căn cứ Mục 3 Phần V Chương trình ban hành kèm Quyết định 1743/QĐ-BYT năm 2022 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ như sau:

Như vậy, chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức năng nghề nghiệp bác sĩ được quy định như trên.

Biên soạn tài liệu dạy học chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ?

Căn cứ Mục 1, Mục 2 Phần VII Chương trình ban hành kèm Quyết định 1743/QĐ-BYT năm 2022 về thực hiện biên soạn tài liệu, đối với việc dạy - học như sau:

Thứ nhất: Đối với việc biên soạn tài liệu

- Tài liệu được biên soạn phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ đổi với vị trí viên chức trước khi bộ nhiệm chức danh nghề nghiệp;

- Nội dung tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, không trùng lặp

- Tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao, phù hợp với thực tế;

- Các chuyên để được xây dựng phải đảm bảo tính thiết thực; nội dung khoa học, phù hợp với trình độ người học và theo hướng mở,

Thứ hai: Đối với việc dạy - học

- Đối với giảng viên

+ Giảng viên bồi dưỡng các chuyên đề của Chương trình này phải đạt tiêu chuẩn giảng viên theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, NĐ 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2011 và Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 18/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các qui định hiện hành;

+ Áp dụng phương pháp dạy-học tích cực, giảng viên đưa ra nhiều bài tập tinh huống, nếu các ví dụ tắt thực tế và phù hợp với thực tiễn hoạt động chuyên môn của người học;

+ Trong các cuộc thảo luận trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý để phát huy kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tất cả học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận bám sát mục tiêu học tập đã đề ra.

+ Đối với nội dung kỹ năng, cần tăng cường trao đổi, thảo luận và giải quyết các tỉnh huống sát thực tiễn công tác

- Đối với học viên

+ Học viên phải nghiên cứu, thảo luận làm bài tập tình huống theo yêu cầu của giảng

viên

+ Tham gia các hoạt động học tập theo kể hoạch, thu nghỉ quá 20% thời lượng học

lý thuyết, không đạt bài kiểm tra và tiểu luận cuối khóa sẽ không đủ điều kiện cấp chứng chỉ.

Như vậy, biên soạn tài liệu dạy học chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ được quy định theo chương trình như trên.

Bác sĩ
Chức danh nghề nghiệp bác sĩ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bác sĩ điều trị bắt buộc phải có giấy phép hành nghề phải không? Giấy phép hành nghề của bác sĩ điều trị trong bao nhiêu năm thì hết thời hạn?
Pháp luật
Bác sĩ khám chữa bệnh có được đăng ký hành nghề tại nhiều vị trí chuyên môn trong một bệnh viện không?
Pháp luật
Để trở thành bác sĩ gây mê hồi sức thì phải được đào tạo về chuyên khoa gây mê hồi sức trong bao lâu?
Pháp luật
Bác sĩ làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có phải tập sự không? Nếu có thì thời gian tập sự của bác sĩ là bao lâu?
Pháp luật
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Bác sĩ chính hạng III lên Bác sĩ chính hạng II đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ được quy định như thế nào? Ai là người có đủ thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ?
Pháp luật
Bác sĩ có quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào? Bác sĩ có những quyền gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bác sĩ làm việc tại khoa tim mạch thuộc bệnh viện thành phố câu kết với một số điều dưỡng, y tá tiến hành nhập thuốc để tại phòng làm việc riêng của mình để bán cho bệnh nhân bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ được hưởng các loại phụ cấp nào sau cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27/NQ-TW 2018?
Pháp luật
Chức danh nghề nghiệp bác sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức bao nhiêu? Bảng lương của bác sĩ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bác sĩ
1,208 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bác sĩ Chức danh nghề nghiệp bác sĩ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bác sĩ Xem toàn bộ văn bản về Chức danh nghề nghiệp bác sĩ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào