Không được đóng chắn đường ngang có người gác trước bao nhiêu phút? Thời gian đóng chắn đường ngang cảnh báo tự động là bao lâu?
Không được đóng chắn đường ngang có người gác trước bao nhiêu phút?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về chắn đường ngang có người gác như sau:
Chắn đường ngang có người gác
1. Trên đường bộ hai bên đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đặt chắn đường ngang để ngăn các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ khi có tàu đến. Chắn đường ngang đặt cách mép ray ngoài cùng tối thiểu 04 mét (m). Trường hợp địa hình hạn chế, chắn phải được đặt tại vị trí không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
2. Chắn đường ngang bắt đầu đóng từ phía bên phải sang phía trái theo hướng đi vào đường ngang. Trường hợp đường ngang có nhiều chắn phải đóng chắn phía bên phải theo hướng đi vào đường ngang trước; các chắn còn lại được đóng sau. Khi chắn đã đóng phải ngăn toàn bộ mặt đường bộ.
3. Chắn đường ngang có thể lắp động cơ điện để hỗ trợ nhân viên gác chắn thao tác đóng, mở chắn hoặc sử dụng cần chắn điện do người điều khiển hoặc sử dụng cần chắn tự động đóng kín mặt đường bộ.
4. Thời gian đóng chắn đường ngang:
a) Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất: 60 giây đối với chắn điện và cần chắn tự động; 90 giây đối với chắn thủ công;
b) Không đóng chắn trước quá 03 phút đối với đường ngang cấp I, cấp II và quá 05 phút đối với đường ngang cấp III trước khi tàu đến đường ngang; trừ trường hợp đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng chắn ở trạng thái thường xuyên đóng.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì không được đóng chắn trước quá 03 phút đối với đường ngang cấp 1, cấp 2 và quá 05 phút đối với đường ngang cấp 3 trước khi tàu đến đường ngang; trừ trường hợp đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng chắn ở trạng thái thường xuyên đóng.
Không được đóng chắn đường ngang có người gác trước bao nhiêu phút? Thời gian đóng chắn đường ngang cảnh báo tự động là bao lâu?
Thời gian đóng chắn đường ngang cảnh báo tự động là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về chắn đường ngang cảnh báo tự động như sau:
Chắn đường ngang cảnh báo tự động
1. Trên đường bộ hai bên đường sắt trong phạm vi đường ngang cảnh báo tự động có lắp đặt cần chắn tự động, cần chắn tự động phải đặt cách mép ray ngoài cùng tối thiểu 04 mét (m). Trường hợp địa hình hạn chế, khi đặt chắn không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
2. Chắn đường ngang sử dụng loại cần đóng 1/2 hoặc 2/3 mặt đường bộ, phần đường bộ còn lại không có cần chắn phải rộng ít nhất 03 mét (m) và ở bên trái của chiều xe chạy vào đường ngang.
3. Các cơ cấu và thiết bị chắn tự động phải bảo đảm hoạt động theo trình tự sau đây:
a) Khi tàu đến gần đường ngang, đèn đỏ báo hiệu trên đường bộ và đèn đỏ trên cần chắn tự động bật sáng, chuông báo hiệu hoặc loa phát âm thanh tự động kêu; sau từ 07 giây đến 08 giây, cần chắn tự động bắt đầu đóng;
b) Khi tàu qua khỏi đường ngang, cần chắn tự động mở và đèn trên cần chắn, đèn tín hiệu trên đường bộ tự động tắt khi cần chắn đã mở hoàn toàn.
4. Thời gian đóng chắn: hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất 40 giây.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời gian đóng chắn hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất 40 giây.
Khi xây dựng hệ thống phòng vệ đường ngang phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về hệ thống phòng vệ đường ngang như sau:
Hệ thống phòng vệ đường ngang
1. Hệ thống phòng vệ đường ngang khi xây dựng, lắp đặt vào đường ngang phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hình thiết bị;
b) Phải được bố trí đầy đủ, phù hợp với loại hình đường ngang, thường xuyên kiểm tra và duy trì trạng thái kỹ thuật hoạt động ổn định, an toàn, phòng ngừa tai nạn trong suốt quá trình khai thác, sử dụng đường ngang.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, không được tự ý di chuyển, chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của hệ thống phòng vệ đường ngang.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi xây dựng hệ thống phòng vệ đường ngang vào đường ngang phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hình thiết bị;
- Phải được bố trí đầy đủ, phù hợp với loại hình đường ngang, thường xuyên kiểm tra và duy trì trạng thái kỹ thuật hoạt động ổn định, an toàn, phòng ngừa tai nạn trong suốt quá trình khai thác, sử dụng đường ngang.
Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?