Không giáo dục cho người học về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm thì trường học bị phạt bao nhiêu tiền?
Bệnh truyền nhiễm là gì? Bệnh truyền nhiễm được phân thành mấy nhóm?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, khái niệm bệnh truyền nhiệm được định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Tại Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 và Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016, bệnh truyền nhiễm được phân thành 03 nhóm sau:
- Nhóm A: Bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh;
- Nhóm B: Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong;
- Nhóm C: Bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
Các ví dụ nổi bật về bệnh truyền nhiễm trong từng nhóm như sau:
- Nhóm A: Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV (được bổ sung vào danh sách nhóm A theo Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020);
- Nhóm B: Bệnh do vi rút Zika (được bổ sung vào danh sách nhóm B theo Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016);
- Nhóm C: Bệnh viêm họng, Bệnh sán lá ruột; Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta;...
Không giáo dục cho người học về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm thì trường học bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
04 Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong quy định pháp luật là gì?
Tại Điều 4 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về các nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm như sau:
Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.
Như vậy, việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo 04 nguyên tắc nêu trên.
Mức phạt đối với trường học không tổ chức giáo dục cho người học về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm là bao nhiêu?
Căn cứ theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 28/09/2020 về các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Tại Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt cho các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm như sau:
Vi phạm các quy định về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đủ nước uống, nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật;
b) Không có hoặc có công trình vệ sinh nhưng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật;
c) Không đủ ánh sáng trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật;
d) Không giáo dục cho người học về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong sinh hoạt, lao động và vệ sinh môi trường;
đ) Không tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh hoặc không kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường; không triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở giáo dục.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi sản xuất, kinh doanh, xử lý chất thải công nghiệp và biện pháp vệ sinh khác theo quy định của pháp luật làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 4 Điều này.
Theo đó, hành vi không tổ chức giáo dục cho người học về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm được xác định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP nêu trên với mức phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời, căn cứ vào khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, có thể xác định:
- Mức phạt tiền 3.000.000 đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với cá nhân vi phạm;
- Đối với tổ chức (trường học) vi phạm thì mức xử phạt vi phạm hành chính có giá trị gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân. Cụ thể: Từ 6.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?