Không mang giấy phép khai thác thủy sản, không có giấy phép khai thác thủy sản khi hoạt động khai thác bị phạt bao nhiêu tiền?
Không mang giấy phép khai thác thủy sản, không có giấy phép khai thác thủy sản khi hoạt động khai thác bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không mang bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản khi tàu cá hoạt động khai thác thủy sản;
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản;
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong nội địa mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn.
(2) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản;
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản trong nội địa mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn.
(3) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
- Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
Như vậy, hành vi không mang giấy phép khai thác thủy sản hoặc không có giấy phép khai thác thủy sản khi tàu cá hoạt động khai thác tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.
Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).
Do đó, tổ chức có tàu cá hoạt động khai thác thủy sản nhưng không mang hoặc không có giấy phép khai thác thủy sản có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Lưu ý: Trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân (120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức) thực hiện các hành vi vi phạm sau:
+ Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
+ Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
Không mang giấy phép khai thác thủy sản, không có giấy phép khai thác thủy sản khi hoạt động khai thác bị phạt bao nhiêu tiền?
Điều kiện để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
- Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
- Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
- Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
- Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là bao lâu theo quy định từ 20/5/2024?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Hiện hành, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Như vậy, từ ngày 20/5/2024, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với tất cả hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đều lên đến 02 năm.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?