Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là gì? Tiêu chí phân loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ra sao?
Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định về khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực chuyên dụng dành cho tàu cá neo đậu tránh trú bão, bao gồm: Kết cấu hạ tầng khu tránh trú bão, cơ sở dịch vụ hậu cần khu tránh trú bão, vùng nước đậu tàu, luồng vào khu tránh trú bão và khu hành chính.
- Kết cấu hạ tầng khu tránh trú bão bao gồm: Đê, kè chắn sóng, ngăn sa bồi; luồng lạch; neo đậu tàu (các trụ, phao neo tàu, xích neo, rùa neo); hệ thống phao tiêu, biển báo; hệ thống chiếu sáng; hệ thống thông tin liên lạc.
- Cơ sở dịch vụ hậu cần khu tránh trú bão bao gồm: cơ sở cung ứng dịch vụ thiết yếu tối thiểu (nước ngọt, lương thực thực phẩm, thông tin liên lạc, y tế, vật tư, sửa chữa nhỏ, cứu nạn, giải quyết sự cố) phục vụ ngư dân và tàu cá đảm bảo giải quyết các yêu cầu cấp thiết và sự cố tai nạn.
- Vùng nước đậu tàu là vùng nước trước cầu cảng, vùng nước bố trí neo đậu tàu, luồng vào khu neo đậu tàu và vùng nước dành cho cung ứng, dịch vụ hậu cần.
- Luồng vào khu tránh trú bão là luồng nối từ vùng nước mà tàu hoạt động đến vùng nước đậu tàu.
- Khu hành chính bao gồm: các kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động của khu tránh trú bão (nhà lưu trú, điều hành, bảo vệ; hệ thống đường giao thông nội bộ; hệ thống điện, nước, xử lý nước thải, phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị).
Như vậy, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực chuyên dụng dành cho tàu cá neo đậu tránh trú bão.
Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là gì? Tiêu chí phân loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chí phân loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ra sao?
Căn cứ Điều 84 Luật Thủy sản 2017 quy định việc phân loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá dựa trên các tiêu chí sau:
- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Có vị trí là nơi gần ngư trường, tập trung tàu cá của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đáp ứng thời gian di chuyển nhanh nhất cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão;
+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, bảo đảm an toàn cho tàu cá neo đậu tránh trú bão;
+ Có khả năng neo đậu tối thiểu 1.000 tàu cá.
- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Có vị trí là nơi gần ngư trường truyền thống của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đáp ứng thời gian di chuyển nhanh nhất cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão;
+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, bảo đảm an toàn cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão;
+ Có khả năng neo đậu tối thiểu 600 tàu cá.
Như vậy, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được phân thành 2 loại là cấp vùng, cấp tỉnh dựa trên tiêu chí phân loại tương ứng.
Việc quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 85 Luật Thủy sản 2017 quy định quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như sau:
- Trong thời gian sử dụng cho tàu cá neo đậu tránh trú bão, khu neo đậu tránh trú bão do Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương quản lý, điều hành.
- Trong thời gian không sử dụng cho tàu cá neo đậu tránh trú bão, việc quản lý, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định sau đây:
+ Khu neo đậu tránh trú bão có vùng nước liền kề với vùng nước của cảng cá thì giao tổ chức quản lý cảng cá quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;
+ Khu neo đậu tránh trú bão có vùng nước không liền kề với vùng nước của cảng cá thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho tổ chức phù hợp quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức được giao quản lý, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình và được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện.
- Quy định đối với tàu cá ra, vào khu neo đậu tránh trú bão như sau:
+ Trường hợp có thiên tai, tàu cá và các loại tàu thuyền khác vào khu neo đậu tránh trú bão không phải nộp phí;
+ Thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá khi vào khu neo đậu tránh trú bão phải chấp hành sự điều hành và hướng dẫn của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
+ Khi đã neo đậu an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá phải thông báo cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về tên, số đăng ký, tình trạng của tàu, số người trên tàu và yêu cầu khác nếu có;
+ Tàu cá chỉ được rời khu neo đậu tránh trú bão khi có thông báo hoặc có lệnh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
+ Trường hợp không có thiên tai, tàu, thuyền vào neo đậu phải nộp phí và các chi phí khác theo quy định; chấp hành sự điều hành, hướng dẫn của tổ chức được giao quản lý, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Nghị định 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?